0
Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH (Trang 30 -31 )

- So sánh giá trị ước tính với giá trị thực tế của khoản mục hao mòn lũy kế

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp (2,145,627) (823,483) 1,322,144 -62%

N14: Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp dịch vụ

Doanh thu năm 2008 tăng là do Công ty đã ký kết được hai hợp đồng lớn với hai khách hàng lớn đó là Sato Singapore (giá trị doanh thu đạt gần 61 tỷ đồng) và Denson ( giá trị doanh thu đạt hơn 10 tỷ). Doanh thu bán lẻ

nội địa năm nay cũng tăng lên gấp hai lần so với năm 2007. Do vậy doanh thu năm nay tăng lên đáng đáng kể là phù hợp. Vì giá trị mỗi hợp đồng bán hàng thường lớn nên số lượng hợp đồng bán hàng trong năm không nhiều, KTV đã tiến hành kiểm tra chi tiết từng hợp đồng. Qua kiểm tra cho thấy khoản mục doanh thu đã được phản ánh trung thực, hợp lý.

N15: Giá vốn hàng bán

Khoản mục giá vốn tăng lên với tốc độ 120% là tương đối hợp lý như đã phân tích sơ bộ, qua kiểm tra và tính toán lại, ngoại trừ khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho số thành phẩm lỗi thời chưa được thực hiện (127,436,000 đồng) thì khoản mục này không có vấn đề trọng yếu phát sinh.

N16: Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2008 gồm lãi tiền gửi ngân hàng 89,132,000 đồng và lãi do chênh lệch tỷ giá 1,377,934,000 đồng chủ yếu là từ khoản công nợ phải thu khách hàng. Tuy nhiên như đã phát hiện ở khoản mục tiền gửi ngân hàng, tại thời điểm cuối năm, Công ty đã ghi nhận khoản mục tiền gửi theo tỷ giá cuối ngày của từng ngân hàng mà không theo tỷ giá liên ngân hàng nên doanh thu tài chính đã được ghi nhận tăng thêm một khoản 25,544,000 đồng. Đề nghị Công ty cần điều chỉnh lại khoản mục doanh thu tài chính và tiền gửi cho phù hợp.

N17: Chi phí tài chính

Chi phí tài chính phát sinh chủ yếu là chi phí lãi vay (3,670,897,000 đồng) và lỗ chênh lệch tỷ giá (971,879,000 đồng), ngoài ra tiền phí ngân hàng cũng phát sinh làm tăng chi phí tài chính thêm 195,456,000 đồng. KTV đã thực hiện tính toán lãi vay của từng hợp đồng vay, qua kiểm tra cho thấy số tiền lãi vay đã được tính đúng, các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá cũng đã phản ánh chính xác.

N18: Chi phí bán hàng

Ngoài khoản chi phí khấu hao mà Công ty trích thiếu cho số phương tiện vận tải mua sắm mới trong năm thì khoản mục chi phí bán hàng không có vấn đề trọng yếu phát sinh.

N19: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp không có vấn đề trọng yếu phát sinh ngoại trừ khoản chi phí khấu hao mà Công ty trích lập còn thiếu cho số thiết bị văn phòng mua mới trong năm.

N20: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Qua tổng hợp các vấn đề phát sinh cho thấy lỗ trước thuế bị ảnh hưởng khá nhiều bởi các khoản mục chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, lỗ trước thuế năm 2008 cần phải được điều chỉnh lại do chi phí khấu hao TSCĐ và dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa được trích lập đầy đủ. KTV đã tập hợp các bút toán điều chỉnh ảnh hưởng đến lỗ trước thuế như sau:

a, Nợ TK 641 : 99,950,000 Nợ TK 642 : 123,824,000

Có TK 214 : 223,774,000 b, Nợ TK 632 : 127,436,000 Có TK 159 : 127,436,000

Như vậy tổng lỗ kế toán trước thuế của Doanh nghiệp là: 823,483,000 +351,210,000 = 1,174,693,000 (đồng)

2.4 Tổng kết quá trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính

cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính

ACAGroup

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH (Trang 30 -31 )

×