III. Nghiên cứu, phát triển và hàng hóa bán ra của xí nghiệp nước chủ nhà.
SỰ HỢP NHẤT KINH TẾ
I. Những loại hình hợp nhất kinh tế
1. Vùng thương mại tự do (FTA)
2. Hiệp hội thuế quan
3. Thị trường chung
4. Liên minh kinh tế
II. Những ảnh hưởng tĩnh và động của sự hợp nhất kinh tế
1. Những ảnh hưởng tĩnh của sự hợp nhất kinh tế
2. Những ảnh hưởng động của sự hợp nhất kinh tế
3. Tóm tắt về sự hợp nhất kinh tế
III. Liên minh Châu Âu
1. Lịch sử và cấu trúc
2. Tăng trưởng và thất vọng
3. Hoàn thành thị trường nội địa
4. Những viễn cảnh
IV. Sự không hợp nhất kinh tế ở Đông Âu và liên minh Xô Viết cũ
1. Hợp đồng giúp đỡ kinh tế lẫn nhau
2. Hướng tới kinh tế thị trường
V. Sự hợp nhất kinh tế Bắc Mỹ
1. Sự hợp nhất lớn hơn
Trong những thảo luận truớc đây của chúng ta về chính sách thương mại, nói chung chúng ta đã thực hiện phân tích trong một khuôn khổ mà tại đó một đất nước đang gia tăng hoặc giảm bớt những hàng rào thương mại chống lại tất cả những nước tham gia thương mại một cách đồng thời và thống nhất. Tuy nhiên, thương mại quốc tế diễn ra ngày càng nhiều trong một ngữ cảnh mà tại đó những đất nước sẽ có những đối xử khác nhau đối với những thành viên tham gia thương mại của chúng. Cách đối xử này thường xuất hiện thông qua sự hợp nhất kinh tế, nơi mà những đất nước sẽ cùng nhau tạo ra một tổ chức kinh tế lớn hơn với những mối quan hệ đặc biệt giữa những thành viên. Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận một vài loại hình hợp nhất kinh tế khác nhau và trình bày một khuôn khổ cho việc phân tích những ảnh hưởng về phúc lợi của những mối quan hệ đặc biệt này, đồng thờiì xem xét những nỗ lực hợp nhất gần đây trong nền kinh tế thế giới. Ðiều được đưa ra ở đây là những nỗ lực hợp nhất như là Thỏa Hiệp Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) đang được tranh luận sôi nổi. Ðiều quan trọng là những sinh viên kinh tế cần có một sự hiểu biết cơ bản về thương mại chung và những ảnh hưởng về phúc lợi của những thỏa hiệp này.