Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Phân tích VÀ ĐÁNH GIÁ tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ (Trang 27 - 28)

c) Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả ngắn hạn

4.2.2.3 Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho

Hàng tồn kho là loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất bình thường liên tục. Mức độ dự trữ hàng tồn kho còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình kinh doanh, tính chất sản phẩm,…

Phân tích chỉ tiêu này nhằm để phản ánh thời gian hàng hóa nằm trong kho trước khi được bán ra, nó thể hiện số lần hàng hóa tồn kho bình quân bán ra trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao thể hiện số lần hàng tồn kho bình quân bán ra trong kỳ càng nhiều. Hệ số này còn thể hiện tốc độ luân chuyển vốn hàng hóa của công ty. Tốc độ luân chuyển vốn hàng hóa nhanh thì cùng một mức doanh thu như vậy công ty sẽ đầu tư vốn cho hàng tồn kho thấp hơn hoặc cùng số vốn như vậy, sẽ cho doanh thu cao hơn.

Bảng 4.12: Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho qua ba năm (2006-2008) Chỉ tiêu Doanh thu thuần (Trđ) Hàng tồn kho bình quân (Trđ) Số vòng quay HTK (vòng) Kỳ luân chuyển HTK (Ngày) Năm 2006 1.838.035 98.133 19 19 Năm 2007 3.070.203 202.778 15 24 Năm 2008 3.995.383 157.803 25 14 Chênh lệch 2007/2006 +(-) 1.232.168 104.645 (4) 5 % 67,04 106,64 - - Chênh lệch 2008/2007 +(-) 925.180 (44.975) 10 (10) % 30,13 (22,18) - -

(Nguồn: Phòng kế toán công ty xăng dầu Tây Nam Bộ)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ số luân chuyển hàng tồn kho năm 2007 giảm 4 vòng so với năm 2006. Mặc dù năm 2007 kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đạt rất hiệu quả, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thu được rất cao nhưng đồng nghĩa với giá vốn hàng bán cũng sẽ tăng theo, và chỉ tiêu này

tăng đến 1.208.718 triệu đồng; bên cạnh đó, trong năm 2007 công ty thực hiện chính sách dự trữ hàng tồn kho khá nhiều, chính vì thế lượng hàng tồn kho bình quân tăng 104.645 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ 106,64%, vì thế tỷ số luân chuyển hàng tồn kho giảm xuống dẫn đến kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên 24 ngày. Vì đây là mặt hàng xăng dầu nên rất dễ bị hao hụt nếu để tồn kho lâu. Do đó làm giảm kỳ luân chuyển hàng tồn kho là điều rất cần thiết. Như vậy để làm được điều này công ty cần phải tăng vòng quay hàng tồn kho đồng nghĩa với việc cần giảm lượng hàng tồn trong kho cho hợp lý. Thực vậy, năm 2008 hàng tồn kho bình quân giảm 44.975 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 22,18%.

Trên thực tế, nếu hàng tồn kho nhiều sẽ làm ứ đọng vốn của công ty làm một biểu hiện không tốt, nhưng do công ty hoạt động trong ngành xăng dầu và giá cả nhiên liệu luôn biến động theo chiều hướng tăng, làm cho tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty tương đối tốt. Vì lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng nhiều đã làm tăng tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh và làm lợi nhuận của công ty thu được ngày càng nhiều. Vì vậy, việc tăng dự trữ hàng tồn kho để đủ nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu thị trường là điều bình thường.

Một phần của tài liệu Phân tích VÀ ĐÁNH GIÁ tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)