- Trong những năm tiếp theo tiến tới việc cho người nghèo “cần câu” thay vì cho “con cá” để ngườ
3.4.2. Giải pháp cụ thể
3.4.2.1. Nâng cao năng lực và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo
Huyện Yên Lập cần thực hiện nhanh chương trình đào tạo cán bộ xã nghèo do Nghị quyết 30a vạch ra là: Tăng cường chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ, đào tạo đội ngũ cán bộ
chuyên môn, cán bộ y tế cơ sở; ưu tiên tuyển chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địa phương để đào tạo, bổ sung cán bộ cho địa phương. Có chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở; tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản, xã về kiến thức quản lý kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chương trình dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.
Thực hiện luân chuyển cán bộ cấp huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo.
Quy hoạch đội ngũ thanh niên trẻ, khỏe, có năng lực, tâm huyết với công việc, có trình độ đưa đi đào tạo, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã.
Tổ chức đội thanh niên tình nguyện về các xã nghèo, vùng nghèo giúp dân giảm nghèo, đặc biệt coi trọng các đội tình nguyện về cung cấp các dịch vụ xã hội miễn phí như bác sĩ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, đội ngũ giáo viên tình nguyện đi xóa mù chữ, tư vấn chuyển giao kỹ thuật miễn phí...
3.4.2.2.Xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững cho địa phương
Xác định việc giảm nghèo trên địa bàn huyện có những khó khăn hơn so với các huyện khác bởi tập trung chủ yêu là người dân tộc thiểu số sinh sống, có tập quán lạc hậu, kém tiếp thu khoa học công nghệ.... Xây dựng một kế hoạch giảm nghèo tốt sẽ giúp cho việc giảm nghèo dễ dàng hơn. Với điều kiện khó khăn như vậy, nên xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho từng năm, không nên xây dựng kế hoạch năm năm vì như vậy là quá dài, khó kiểm soát được tình hình. Mỗi đơn vị cấp cơ sở nên xác định đúng, chính xác đối tượng nghèo để hỗ trợ, với một số vốn nhất định mà không đủ cho việc giảm nghèo cả huyện thì tập trung vào một hoặc một số đơn vị cơ sở, nơi mà có tác động sâu sắc tới các vùng lân cận để tránh tình trạng vốn bị phân tán, không hiệu quả.
3.4.2.3. Xác định lại chuẩn nghèo cho địa phương
Việc xác định lại chuẩn nghèo cho địa phương mình là vô cùng quan trọng, không nhất thiết phải theo chuẩn của nhà nước. Chuẩn nghèo của nhà nước chủ yếu dựa trên tiêu chí về thu nhập, nhưng đối với huyện Yên Lập thì như vậy không xác
thực mà phải dựa vào nhiều tiêu chí như giáo dục, y tế, điều kiện sống, việc làm.
3.4.2.4. Đẩy mạnh công tác điều tra, rà soát hộ nghèo
Trên địa bàn huyện, đặc biệt là cấp cơ sở phải điều tra, rà soát hộ nghèo một cách chính xác dựa trên tiêu chí đánh giá để không bỏ sót hoặc sai đối tượng. Chỉ khi đối tượng được xác định chính xác thì công tác giảm nghèo mới được thực hiện có hiệu quả.
Kiểm soát chặt chẽ số lượng hộ nghèo, khi đưa các hộ gia đình vào diện nghèo cần dựa trên tiêu chí tránh tình trạng hộ nghèo ngày càng gia tăng do nhiều hộ muốn nhập hộ nghèo để được nhận sự ưu đãi của nhà nước.
3.4.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo
Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng của mình thông qua việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện và tiến hành kiểm tra giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng, giải pháp để thực hiện tốt hơn. Để đảm bảo cho sự thành công của một chương trình thì vấn đề kiểm tra giám sát hết sức quan trọng bởi lẽ kết quả
cuối cùng của bất kì một quá trình nào cũng được xác định thông qua công tác kiểm tra đánh giá. Kết quả kiểm tra đánh giá phải được sử dụng để hoàn thiện công tác quản lý chứ không chỉ kiểm tra, đánh giá mang tính hình thức.
3.4.2.6. Tổ chức tốt việc huy động các nguồn lực cho giảm nghèo
- Tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức dành cho giảm nghèo. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá công tác giảm nghèo, thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân phát huy nội lực tại chỗ, khuyến khích các tổ chức đoàn thể vận động quyên góp ủng hộ người nghèo, tổ chức tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”.
- Tăng cường dân chủ và công khai hoá các hoạt động giảm nghèo để dân biết, tham gia và giám sát thực hiện.
- Tổ chức tốt việc lồng ghép chương trình dự án phát triển với mục tiêu giảm nghèo, đồng thời vận động các tổ chức khác tăng cường nguồn lực cho giảm nghèo.
- Thực hiện việc huy động nguồn lực giảm nghèo làm sao để các nguồn đầu tư phải có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến người nghèo, xã nghèo, trong đó ưu tiên cho hộ nghèo chính sách, hộ nghèo dân tộc, phụ nữ nghèo, các xã điều kiện phát triển còn khó khăn.
3.4.2.7. Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo giảm nghèo và sự kết hợp của các ban ngành, đoàn thể
Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo giảm nghèo ở cấp cơ sở, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của các ban chỉ đạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ sở. Tăng cường mỗi xã một cán bộ làm công tác giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn, xã có tỷ lệ nghèo cao. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp cho phù hợp với nhiệm vụ, sát với thực tiễn nhằm nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo. Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp là công tác giảm nghèo ở huyện, các xã nhằm trang bị cho họ những kiến thức cần thiết về công tác dân vận.
3.4.2.8. Trao cho người dân kiến thức sản xuất thay vì trao tiền
Nhà nước cần trang bị cho người nghèo kiến thức sản xuất, cung cấp thông tin, có chính sách bảo vệ trong sản xuất cho họ chứ không nên cho họ những vật phẩm hằng ngày bởi chỉ có kiến thức, kỹ năng sản xuất tốt mới mang lại cho người nghèo khả năng vươn lên thoát nghèo bền vững. Những vật phẩm chỉ là giảm nghèo một cách nhanh chóng nhưng không bền vững
bởi hết những vật phẩm nhà nước trao cho họ lại trở lại nghèo đói kéo dài.
3.4.2.9. Cung cấp thông tin cho người nghèo
Bảo đảm cho nhân dân nói chung và các hộ nghèo nói riêng có được đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch và các nguồn tài chính đầu tư cho các chương trình, dự án ở địa phương mình. Bảo đảm cho người dân hưởng lợi phải được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch, tham gia thực hiện, sử dụng công trình. Thực hiện công khai, minh bạch nguồn thu và chi ngân sách địa phương, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đúng mục đích, đối tượng và có hiệu quả nguồn vốn huy động được cho hoạt động giảm nghèo.
3.4.2.10. Các giải pháp cụ thể trong việc thực hiện các chính sách
a) Giải pháp về thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo
- Nắm vững thông tin và xác định đối tượng cho vay: trước tiên phải xem xét, phân loại các đối tượng trợ vốn, tổ chức điều tra để nắm thông tin lên danh sách hộ nghèo. Do danh sách hộ nghèo luôn có sự thay đổi nên cần cập nhật danh sách thường xuyên để nguồn vốn đến được đúng đối tượng. Cần ưu tiên vay vốn cho hộ chính sách nằm trong diện nghèo, và xem xét cho
những hộ nghèo hơn, có kế hoạch, sản xuất, kinh doanh khả thi hơn vay trước.
b) Giải pháp về thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế và dân số - kế hoạch hóa gia đình
- Ủy ban nhân dân huyện phải có kế hoạch nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tới các xã, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn như: Trung Sơn, Mỹ Lung, Lương Sơn...Đưa bác sĩ có chuyên môn về công tác tại trạm y tế xã để phục vụ cho người dân, nhất là người nghèo.
-Thực hiện tốt công tác đa dạng hóa các hình thức khám chữa bệnh cho người nghèo. Có chính sách ưu đãi cán bộ y tế công tác tại các xã đặc biệt khó khăn.
-Vận động tuyên truyền công tác KHHGĐ đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện và đặc biệt là nhưng nơi vùng sâu vùng xa.
c) Thực hiện chính sách giáo dục, dạy nghề
Tiếp tục thực hiện mục tiêu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học theo độ tuổi, phấn đấu thưc -hiện phổ cập trung học cơ sở, tổ chức dạy nghề cho con em hộ nghèo, đặc biệt là người dân tộc, trẻ em gái, người tàn tật. Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền “ lá lành đùm lá rách” để quyên góp các
vật phẩm như quần áo, sách vở, bút...thậm trí là tiền để giúp đỡ các học sinh nghèo vượt khó, học sinh tật nguyền. Phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. xây dựng trường dân tộc nội trú để các em có điều kiện học tập, nâng cao dân trí. Đồng thời thực hiện miễn giảm học phí hoàn toàn cho những em học sinh có điều kiện hoàn cảnh khó khăn, con em dân tộc.
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo
- Trước hết, phải nâng cao năng lực của cán bộ tư pháp tại cơ sở, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao. Hằng năm phải có chương trình đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đặc biệt là nâng cao phẩm chất đạo đức, thái độ làm việc để công tác hỗ trợ pháp lý mang lại hiệu quả.
- Để việc hỗ trợ pháp lý có kết quả cao hơn thì cấp cơ sở phải thực hiện rộng rãi các chương trình tư vấn, giải đáp thắc mắc trên đài phát thanh của xã một cách thường xuyên. Cập nhật các văn bản luật mới để thông tin tới người dân, đặc biệt là người nghèo, giúp họ hiểu hơn về các chính sách của Nhà nước.
- Những chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người nghèo cần được chính quyền cấp xã phổ biến tới người
nghèo, giúp họ tiếp cận và hưởng quyền lợi tối đa từ các chính sách đó.
e) Hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất cho người nghèo
- Hỗ trợ đất để xây dựng nhà cho những hộ nghèo không có đất làm nhà ở.
-Vận động ủng hộ, giúp đỡ kinh phí cho người nghèo tạo thêm nguồn lực thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm.
- Thực hiện việc hỗ trợ cho người nghèo làm nông nghiệp thông qua hình thức khai hoang, mở rộng, giao đất giao rừng cho người dân;
- Có chính sách di dân vào những vũng kinh tế đã được quy hoạch. Hỗ trợ về phương tiện sản xuất, dạy nghề, công cụ để chuyển sang các ngành phi nông nghiệp.
f) Thực hiện tốt việc hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề Để phát triển nông – lâm – ngư nghiệp có hiệu quả cao thì mỗi đơn vị cơ sở phải thực hiện tốt công tác khuyến nông, lâm, ngư bằng cách: tăng cường đội ngũ khuyến nông, xây dựng các mô hình khuyến nông gắn với từng vùng, từng địa bàn và từng nhóm dân cư. Công tác tập huấn phải đưa về tận xã, thôn bản để người nghèo có điều kiện tham gia, đa dạng hóa nội dung tập huấn; kết hợp mở lớp tập huấn tập trung, tổ chức tập huấn
cho từng hộ, từng nhóm hộ có cùng điều kiện sản xuất; nâng cao hiệu quả lớp tập huấn, tổ chức các buổi tham quan, tổng kết các mô hình sản xuất giỏi; xây dựng trung tâm học tập cộng đồng và phân phát sách nông nghiệp về thôn bản để người nghèo truyền tay nhau đọc và nghiên cứu, áp dụng vào sản xuất.; cung cấp đầy đủ các thông tin lịch sản xuất, lịch thời vụ.
g) Thực hiện công tác hỗ trợ văn hóa – thông tin cho người nghèo, nâng cao dân trí.
Thực hiện triệt để việc phủ sóng phát thanh, truyền hình cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa như các xã Trung Sơn, Ngọc Lập...
Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo, cộng đồng người nghèo, hô nghèo một số sách báo, văn hóa phẩm thiết yếu, phương tiện nghe, nhìn, các tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng
Mở rộng việc sử dụng các phương tiện thông tin, văn hóa phẩm nhằm phổ biến kiến thức mới và nâng cao dân trí cho người nghèo.
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm văn hóa ở các xã nghèo, mở các lớp bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn về văn hóa, thông tin cho các cán bộ làm văn hóa xã, trang bị và mở rộng việc sử dụng các phương tiện hoạt động văn hóa - thông tin nhằm phổ biến kiến thức mới, nâng cao trình độ dân trí cho người nghèo.
TIỂU KẾT CHƯƠNG III
KẾT LUẬN
Nghèo đói đã và đang được nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về bản chất và tác động của nó đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội không chỉ ở phạm vi một huyện, một tỉnh mà cả thế giới. Ở Việt Nam nói chung và địa bàn huyện Yên Lập
nói riêng, giảm nghèo bền vững trở thành một chiến lược lớn. Trong những năm qua, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Lập đã thu được những thắng lợi đáng kể góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh trật tự chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững còn gặp một vài khó khăn cần được khắc phục. Giảm nghèo là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài. Với mong muốn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập.
Lựa chọn đề tài nghiên cứu về chủ đề “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”, luận văn đã hoàn thành được những công việc chính sau đây:
Phân tích cơ sở lý luận về đói nghèo và giảm nghèo bền vững, nội dung này được luận văn trình bày chủ yếu ở chương 1. Sau khi xác định được mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Luận văn đã làm rõ khái niệm đói nghèo, tiêu chí xác định đói nghèo, quan niệm về giảm nghèo bền vững. Vai trò của giảm nghèo bền vững, nội dung của giảm
nghèo bền vững và các nhân tố gây ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ở nước ta hiện nay.
Luận văn đã tập trung phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Đi sâu phân tích thực trạng đói nghèo theo quy mô, mức độ, đặc điểm đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo ở huyện Yên Lập. Qua phân tích, luận văn đã làm rõ đói nghèo của từng vùng cả về quy mô, mức độ nguyên nhân chính ảnh hưởng đến đói nghèo của từng hộ nghèo. Luận văn đã khái quát sự thành công, kết quả của sự nghiệp xoá đói giảm nghèo và những thành tựu bước đầu đặc biệt là giai đoạn 2010 - 2013, đồng thời nêu lên những khó khăn tồn tại, những bài học kinh nghiệm rút ra trong việc thực hiện xoá đói giảm ở huyện Yên Lập trong những năm qua.
Căn cứ vào bối cảnh thuận lợi, khó khăn trong quản lý nhà