ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 1 Đối tượng nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Góp phần nghien cứu sinh trưởng phát triển của laoì kim giao (Nageia Fleuryi (hickel) de laub.) trồng tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Trang 35)

1. Đối tượng nghiên cứu:

Các cá thể thuộc loài Kim giao ( N a g e i a ỷ l e u r y ỉ ) được trồng bảo tồn tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, thuộc xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tổng số mẫu nghiên cứu là 27 cá thể. Ngoài ra, chúng tôi tham khảo thêm các mẫu vật được lưu giữ tại phòng Tiêu bản thực vật, thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 3/2011 đến tháng 9/2012

3. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đặc điểm sinh thái học cá thể Kim giao, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu phổ biến về thực vật học, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [6]; để xác định tên khoa học, chúng tôi dựa vào Cây cỏ Việt Nam (1999) [4] và Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001) [5]; để xây dựng bản mô tả loài, chúng tôi dựa vào Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam (2008) [2]; để đánh giá giá trị tài nguyên, chúng tôi dựa vào tài liệu và thực tế điều tra , các bước cụ thể như sau: 1) Thu thập số liệu, tài liệu về quần thể cây Kim giao sinh trưởng tự nhiên; 2) Thu thập số liệu sinh trưởng phát triển cây trồng tại Trạm ĐDSH Mê Linh; 3) Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để tìm hiểu thêm về sinh thái học và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của chúng và 4) Tổng hợp, phân tích các tài liệu, xử lý số liệu, viết báo cáo.

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm hình thái

Cây gỗ thường xanh, cao 15-25 m; cành mọc ngang với ngọn rủ xuống. Lá mọc đối chéo chữ thập, dạng bản (gần giống hạt kín), hình thuôn, kích thước cỡ 8-18 X 4-5 cm;

dạng da; chóp có mũi nhọn, mép nguyên, gốc hình nêm; mặt dưới có nhiều lỗ khí; gân chính nhiều và mờ; cuống lá dẹt, dài 5-7 mm. Nón đơn tính, khác gốc. Nón đực đơn độc hay mọc thành cụm 3-5 nón ở nách lá, hình trụ, dài 2-3 cm. Nón cái mọc đơn độc ở nách lá, mỗi nón mang nhiều hạt (trông giống cụm quả ở hạt kín), cuống hạt dài cỡ 2 cm. Hạt gần hình cầu, mầu xanh, đường kính 1.5-1.8 cm, vỏ hóa gỗ (ảnh 1).

2. Đặc điểm sinh học và sinh thái

Cây mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đá vôi hay núi đất, ở độ cao 50-1000 m; thường mọc rải rác, ít khi tập trung thành từng đám nhỏ, ưu thế trong tổ thành cây đứng. Mùa ra nón tháng 5, chín khoảng tháng 10-11. Tái sinh bằng hạt tương đối dễ dàng.

Trong điều kiện trồng bảo tồn tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, các cá thể Kim giao ở độ tuổi 14 năm có chiều cao từ 3.5 - 6.38 m và đường kính gốc từ 4.14 - 11.14 cm. Tính đến tháng 9/2012, 27 cá thể vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường, trong số đó có 13 cá thể đã bắt đầu mùa sinh sản.

3. Phân bố

Ở Việt Nam, Kim giao có ở rừng các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Ninh Thuận và Lâm đồng.

Trên thế giới, loài này hiện biết có ở nam Trung Quốc và có thể có ở Lào.

4. Giá trị kỉnh tế

Gỗ nhẹ, có thớ thẳng, mịn, màu vàng nhạt, đẹp, làm đồ dùng trong nhà, đồ đạc văn phòng, nhạc cụ và làm đũa. Nhân hạt chứa 50-55% dầu béo. Trước đây, người ta cho là đũa làm bằng gỗ cây này có thể phát hiện một số chất độc trộn lẫn với thức ăn. Lá cây sắc uống chữa ho ra máu và sưng cuống phổi, làm thuốc giải độc. Do có tán đẹp, đã có nơi trồng làm cảnh, làm cây bóng mát ở công viên và đường phố.

5. Hiện trạng và tiềm năng

Hiện nay, có 2 quần thể lớn nhất được biết đến là quần thể ở vườn quốc gia Cúc Phương và Cát Bà; 1 quần thể lớn khác thấy ở vườn quốc gia Bái Tử Long. Tại những khu này, Kim giao (N . ỷ l e u r y ỉ ) được dùng trong các chương trình trồng rừng và trồng phục hồi. Các quần thể khác ở vườn quốc gia Tam Đảo, vườn quốc gia Bạch Mã và từ những khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất như Thăng Heng, Phong Nha- Kẻ Bàng. Ngoài ra, chúng còn được trồng rải rác ở các khu du lịch sinh thái, các trung tâm nghiên cứu, công viên, đường phố,...

Ảnh 1. Một cá thể Kim giao ở Trạm ĐDSH Mê Linh 1. Dạng sống; 2. Cành mang nón

Kim giao là loài có khả năng phân bố rộng nhưng số lượng cá thể ít, lại bị khai thác quá nhiều, nên sẽ bị nguy cấp nếu không được bảo vệ (được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, 1996: 406) [1].

III.KẾT LUẬN

Kim giao là một trong những cây gỗ quý, có giá trị cả về mặt sinh thái và thực tiễn. Qua quá trình nghiên cứu, bước đầu tôi đã xây dựng được bản mô tả đặc điểm nhận biết loài; cung cấp các thông tin quan trọng về đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố; đánh giá hiện trạng và giá trị sử dụng, làm cơ sở cho công tác bảo tồn chúng ở một số tỉnh ở Việt Nam, phục vụ việc phát triển kinh tế và cho những nghiên cứu có liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (1996). S á c h đ ỏ V i ệ t N a m , Phần II. Thực vật,tr 406-407, Nxb KH & KT, Hà Nội.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Quy phạm soạn thảo Thực vật chí Việt N a m , 9 tr., Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

3. Võ Văn Chi (2004), T ừ đ i ể n t h ự c v ậ t t h ô n g d ụ n g , 2, tr.1770, Nxb KH & KT, Hà Nội

4. Phạm Hoàng Hộ (1999), C â y c ỏ V i ệ t N a m , 1, tr.226, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

5. Phan Kế Lộc (2001), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, 2, tr.1162, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), P h ư ơ n g p h á p n g h i ê n c ứ u t h ự c v ậ t , 171 tr.,

Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

Ảnh 1. Đo chiều cao cây bằng thước sào khắc vạch (Ảnh: T.x.Thành, 2012, Vĩnh Phúc)

Ảnh 2. Đo chiều cao dưới tán Ảnh 3. Đo đường kính thân cây

Ả n h 4 . C â y K i m g i a o t r ồ n g ở T r ạ m Đ D S H M ê L i n h - V ĩ n h P h ú c 1. Dạng sống; 2. Cành mang quả (Ảnh: N.T.T.Hằng, 2012, Vĩnh Phúc)

Một phần của tài liệu Góp phần nghien cứu sinh trưởng phát triển của laoì kim giao (Nageia Fleuryi (hickel) de laub.) trồng tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Trang 35)