Mâu thuẫn, xung đột về giá trị

Một phần của tài liệu Thi pháp kịch Việt Nam những năm 1940 - 1945 ( qua một số tác giả) (Trang 81)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Mâu thuẫn, xung đột về giá trị

nhau. Trong đời sống và trong văn học, mâu thuẫn, xung đột tồn tại giữa các lực lƣợng xã hội đối lập nhau về các giá trị: tốt - xấu, thiện - ác, tiến bộ - lạc hậu, cũ - mới, nhất thời - muôn đời... Chúng đấu tranh lẫn nhau không ngừng nhằm thúc đẩy sự vật phát triển. Sự đấu tranh giữa các giá trị diễn ra phức tạp và quyết liệt. Vân Muội, Trương Chi, Ngã ba là ba vở kịch có các mâu thuẫn về giá trị.

Trong vở kịch Vân Muội, nhân vật Hoàng Lang là anh học trò trẻ tuổi nhƣng tâm trạng và tƣ tƣởng luôn tỏ ra buồn chán trƣớc cuộc đời. Tác giả miêu tả nhân vật đang ngồi trơ trọi trong một căn phòng của một ngôi nhà cổ, thở than về kiếp ngƣời. "Đời tàn trong ngõ hẹp" và ƣớc có một tình yêu với một giai nhân từ hàng nghìn năm trƣớc. Chàng không thể tìm đƣợc tình yêu trong cuộc đời thực tế cho nên đi qua những cô gái đẹp Hoàng Lang không hề có ấn tƣợng. Đúng lúc ấy Vân Muội từ trong tranh bƣớc ra. Nàng xuất hiện trong bộ trang phục thời cổ khiến Hoàng Lang mê mệt và cứ khăng khăng cho rằng nàng là ngƣời của mối duyên tiền kiếp. Thực tế, trƣớc đó có lần hai ngƣời đã gặp nhau ngoài đƣờng, Vân Muội đã thầm yêu chàng nhƣng chàng không hề hay biết. Khi Vân Muội biến mất, Hoàng Lang càng chìm đắm vào mộng ảo, không phân biệt đƣợc đâu là hƣ, đâu là thực. Hồn ma Vân Muội đã biến mất và không quay trở lại. Hoàng Lang đã tìm hiểu ngọn ngành về ngƣời mình yêu nhƣng chàng vẫn hy vọng lại đƣợc gặp để thổ lộ tình cảm với Vân Muội. Vở kịch kết thúc khi cảm xúc yêu đƣơng của anh chàng thƣ sinh mãnh liệt đến mức anh chàng rơi vào ảo giác, ôm bức tranh ngỡ tƣởng đó là ngƣời yêu của mình. Con ngƣời trong tâm trạng buồn chán đến mức trở thành mơ mộng hão huyền về tình yêu, cho ta thấy tầng lớp trí thức tuổi trẻ thích chìm đắm vào chuyện yêu đƣơng để quên đi cuộc đời thực tại. Nhân vật Vân Muội chết sầu, chết héo vì tình yêu đơn phƣơng cũng là một biểu hiện của con ngƣời bi quan, chán nản trƣớc cuộc đời. Hai nhân vật Trƣơng Chi và Mị

Nƣơng trong vở kịch Trương Chi cũng tƣơng tự nhƣ vậy. Một ngƣời khao khát yêu thì bị từ chối, một ngƣời chối bỏ tình yêu nhƣng không thể sống thiếu tình yêu. Cuối cùng cả hai đều chết. Họ đã không thể vƣợt qua giới hạn, sự cách biệt về hoàn cảnh sống, quan niệm khắt khe về lễ giáo phong kiến. Các nhân vật Hoàng Lang, Vân Muội, Trƣơng Chi, Mị Nƣơng là thể hiện cho mâu thuẫn giữa tính cách và hoàn cảnh. Các mâu thuẫn này diễn ra ở bên ngoài nhân vật.

Vở kịch Ngã ba biểu hiện rõ nét nhất về mâu thuẫn giữa tâm lý, tính cách, hoàn cảnh, môi trƣờng sống. Trong vở kịch này, các nhân vật Hùng, Cầm, Thi, Lƣợng, Mạnh chung tâm trạng bi quan, chán nản cuộc sống. Vì chán nản nên họ nói chuyện với nhau bằng những cảm xúc nặng nề, những suy nghĩ đầy triết lý. Tuổi đời của họ mới ngoài 30 nhƣng họ đã thấy cuộc sống tàn lụi, nhàm chán, nhạt nhẽo, vô nghĩa. Bởi thế Hùng đã tự tử trong lúc đi săn, muốn chấm dứt cuộc sống trần thế, hy vọng thay đổi cuộc sống vô nghĩa này. Các nhân vật khác cũng than vãn và nhận thấy rằng trong căn nhà của Hùng đâu đâu cũng thấy mùi tử khí, tiếng kèn già nam đƣa đám thỉnh thoảng lại vang lên càng khiến không khí thêm nặng nề, u ám, ngột ngạt. Họ dƣờng nhƣ không tìm thấy một chút niềm vui nào trong cuộc sống thực tại. Bởi vậy sau một hồi tranh cãi, họ muốn lên đƣờng đi tìm con đƣờng sống mới khác hẳn với cuộc sống tù túng, chật hẹp, bế tắc nhƣ hiện tại. Trong vở kịch này còn có nhân vật Tuyền mới chỉ đôi mƣơi nhƣng đã đi tự tử vì thất tình, chứng tỏ môi trƣờng xã hội hiện tại đã không cho con ngƣời có đƣợc một cuộc sống có ý nghĩa. Cho nên con ngƣời rơi vào cô đơn, bất lực, bế tắc. Muốn thoát ra khỏi nó chỉ còn cách lên đƣờng bằng tự tử để hoàn thành số kiếp, hay ra đi bất cứ nơi đâu để có đƣợc cảm giác thanh thản nhƣ các nhân vật trong vở kịch đã lựa chọn.

Nguyễn Huy Tƣởng đã trở lại đặt câu hỏi về hành động xây Cửu Trùng Đài của Vũ Nhƣ Tô và hành động tiêu diệt, thiêu hủy Cửu Trùng Đài của nhân dân: "Than ôi! Nhƣ Tô phải hay những kẻ giết Vũ Nhƣ Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm". (Đề tựa)

Về phía Vũ Nhƣ Tô rõ ràng mục đích xây đài của ông là vì muốn xây dựng cho đất nƣớc một công trình trƣờng tồn. Nhƣ vậy ở đây có sự đối lập giữa cái muôn đời và cái nhất thời là cuộc sống đói khổ của nhân dân. Tƣơng tự, dân chúng vì bị đẩy đến đƣờng cùng nên họ chỉ còn cách giết kẻ gây ra nỗi khổ cho họ, do vậy việc họ giết Vũ Nhƣ Tô cũng đúng. Nhƣng giết Vũ Nhƣ Tô đồng nghĩa với hủy hoại công trình trƣờng tồn của dân tộc, niềm tự hào của non sông đất nƣớc. Cho nên hành động này cũng không hoàn toàn đúng. Đây là những mâu thuẫn mà bản thân chính tác giả Nguyễn Huy Tƣởng cũng không thể giải quyết triệt để. Đây là cái khó nhƣng cũng là cái hay của tác phẩm bi kịch tuyệt tác này.

Một phần của tài liệu Thi pháp kịch Việt Nam những năm 1940 - 1945 ( qua một số tác giả) (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)