Đặc tính chun g:

Một phần của tài liệu HPLC - MS TRONG AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 27)

Họ tetracylin là một nhóm kháng sinh gồm các dẫn xuất như: tetracylin, clotetracylin, oxytetracylin... là những kháng sinh tương đối mạnh và bền ,có tính chất dược lý giống nhau. Chúng có tác dụng đối với nhiều loài mầm bệnh: vi khuẩn gram dương, vi khuẩn gram âm, trực khuẩn lao, RickettsiaChlamydia, cũng như một số virut có kích thước lớn,... Ngoài tác dụng chữa bệnh nhóm kháng sinh này trước đây còn được dùng bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh và kích thích sinh trưởng gia súc non.

Công thức hóa học chlortetracylin

Chlortetracyclin (oreomycin, biomycin) được sản xuất từ vi khuẩn dạng sợi

Streptomyces aureofaciens, có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm, với một số virut có kích thước lớn (nhóm virut đậu), rickettsia, chlamydia và nhiều loại nguyên trùng (Coccidia hay Eimeria). Khi uống, ở ruột thuốc không bị phá hủy, dễ hấp thụ và phân phối đều trong cơ thể. Đậm độ thuốc trong vẫn cao sau khi uống 8 giờ. Thuốc này dùng chữa các bệnh nhiệt thán, ung khí thán, nhất là các bệnh viêm phổi, bệnh bạch lỵ, phó thương hàn, tụ huyết trùng, bệnh cầu trùng ở gà và các động vật khác, có tác dụng cả đối với cả những bệnh mà mầm bệnh đã kháng penicillin và streptomycin.

Công thức hóa học của Oxytetracyclin

Oxytetracyclin (teramycin, tetran) được sản xuất từ vi khuẩn dạng sợi

Streptomyces grimosus, có tác dụng kháng khuẩn rộng tương tự chlortetracyclin, nhưng ít độc và có tác dụng kéo dài hơn.

Công thức hóa học của Tetracylin

Tetracyclin (ambromycin, achromycin, tetracin, mediacyclin,...) là chất kháng sinh giữ được đậm độ trong máu lâu hơn các loại kháng sinh cùng nhóm, hoạt phổ rộng, kìm hãm vi khuẩn (chế khuẩn), với nhiều cầu trùng, các vi khuẩn Gram dương và Gram âm, xoắn khuẩn, rickettsia và một số virut lớn nhưng hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng kháng thuốc. Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh cảm nhiễm

Pasteurella, Haemophilus, Rickettsia, Chlamydia, Mycoplasma, Brucella, lậu cầu, xoắn khuẩn, phẩy khuẩn tả (ở người),... các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, sinh dục, tiết niệu, mắt, tai - mũi - họng. Kháng sinh này có tác dụng kích thích sinh trưởng gia súc non cho nên trước đây thường được phối chế vào thức ăn gia súc, nhưng cũng vì vậy mà dẫn đến hiện tượng phát sinh nhiều chủng kháng thuốc, đồng thời dư lượng kháng sinh trong sản phẩm động vật gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Đối với người và động vật, nó nhiễm vào dưới tác dụng của thuốc chữa bệnh như uống hoặc tiêm và tồn tại trong máu, tế bào hay dịch của cơ thể động vật. Hàm lượng của chúng lớn hay nhỏ là tuỳ thuộc quá trình sử dụng thuốc đó nhiều hay ít, thời gian sử dụng lâu hay mau và khả năng tự loại của cơ thể. Vì vậy, người ta thường kiểm tra hàm lượng của chúng trong máu, serum hay trong nước tiểu sau thời gian sử dụng thuốc .

Một phần của tài liệu HPLC - MS TRONG AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w