Những tồn tại.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI (Trang 26 - 32)

I Uy tín trong quan hệ tín dụng 1Nợ quá hạn 0

2.3.2.1. Những tồn tại.

Tuy quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng đã đạt được một số thành công nhất định..nhưng bên cạnh đó vẫn có một số vấn đề tồn tại:

Thứ nhất: Hệ thống chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp chưa đầy đủ và chưa tổng quát.

Trên thực tế cán bộ tín dụng chỉ tính toán các số liệu tài chính phục vụ cho việc tính điểm và xếp hạng tín dụng. Nhiều cán bộ tín dụng trong phân tích tài chính chỉ chú trọng đến phân tích hiệu quả dự án hay phương án kinh doanh và tài sản đảm bảo. vì thế công tác đánh giá còn sơ sài ở các nhóm hệ số khả năng hoạt động, cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư, khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu khá quan trọng bị bỏ qua như: khả năng thanh toán ngay, tỷ suất tự tài trợ, hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay, hệ số nợ dài hạn …Những hệ số này quan trọng vì nó phản ánh rõ hơn tình hình TCDN.

Ngoài ra, ngân hàng cũng chưa đưa ra những đánh giá đầy đủ về nội dung cần thiết khác như: phân tích điểm hoà vốn, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là các chỉ tiêu nói lên sự an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dưới góc độ tài chính và nói lên việc luân chuyển vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu tài chính sử dụng mới chỉ đánh giá một cách chung nhất, chưa có hệ thống chỉ tiêu phù hợp với từng khoản vay, từng thời kỳ xin vay nên việc đánh giá đôi khi không cho kết quả chính xác vì thế rất có thể bỏ qua khách hàng tốt, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai: phương pháp đánh gía các chỉ tiêu tài chính chưa toàn diện.

Khi phân tích tài chính một doanh nghiệp cụ thể, cán bộ tín dụng sẽ căn cứ vào số liệu báo cáo tài chính do doanh nghiệp nộp, tính toán và đánh gía về sự biến động lên xuống của các chỉ tiêu nhưng những đánh giá không được so sánh đánh

gía với những doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Ngân hàng chưa có sự so sánh tương quan ngành. Đây cũng là một hạn chế của các ngân hàng thương mại nói chung bởi vì việc lựa chọn hợp lý một nhóm doanh nghiệp đang xét để so sánh là việc không hề đơn giản. Hơn nữa so sánh, phân tích các chỉ tiêu riêng lẻ có thể cho những kết quả không giống nhau và không phản ánh được mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các chỉ tiêu.

Thứ ba: năng lực và kinh nghiệm nghiệp vụ của một số nhân viên tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Phần lớn cán bộ tín dụng của ngân hàng SHB có trình độ đại học, có trình độ nghiệp vụ, hăng hái,nhiệt tình trong công việc, nhưng vì hầu hết cán bộ đều trẻ tuổi nên kinh nghiệm và thâm niên nghề nghiệp chưa có nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng tới việc phân tích tài chính của khách hàng vay vốn trong quá trình thẩm định. Bởi vì đối với một cán bộ tín dụng thì ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệp thực tiễn là điều rất quan trọng, nó giúp họ nhìn nhận khách hàng một cách chính xác, ít gặp phải rủi ro tín dụng, nhất là đối với những đối tượng khách hành cố tình làm đẹp báo cáo tài chính của mình để lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng..Và thực tế hiện nay khi mà các ngân hàng thương mại thực sự bước và một cuộc chạy đua để phát triển, chiếm lĩnh thị trường, thì yêu cầu đặt ra với cán bộ càng cao..

Thứ tư: trong phân tích TCDN ngân hàng chưa có sự phân công rõ ràng theo

hướng chuyên môn hoá cho từng cán bộ tín dụng đối với một nhóm khách hàng, một nhóm loại hình kinh doanh.

Trong thực tế hoạt động tín dụng các doanh nghiệp xin vay vốn của ngân hàng rất đa dạng và phong phú, với đủ mọi loại hình sản xuất kinh doanh.Và không phải cán bộ nào cũng có khả năng hiểu biết sâu sắc tất cả hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động tài chính của tất các loại hình kinh doanh, mỗi ngành nghề kinh doanh có đặc thù riêng, có những khó khăn và những thuận lợi riêng. Nếu ngân

hàng thực hiện phân công chuyên môn theo loại hình kinh doanh hoặc ngành nghề kinh doanh cho các cán bộ tín dụng như vậy sẽ giúp cho cán bộ tín dụng tập trung chuyên môn và có điều kiện tìm hiểu sâu sắc hơn về ngành nghề kinh doanh mà mình chịu trách nhiệm quản lý. Từ đó làm cho quá trình thẩm định khách hàng trở nên nhanh chóng và chính xác hơn, bên cạnh đó cũng giúp cho việc theo dõi sau cho vay và mở rộng quan hệ với khách hàng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra cũng tạo thuận lợi cho công tác quản lý của nhà lãnh đạo. Nhưng hiện nay tại ngân hàng chưa có sự phân công rõ ràng nào đối với cán bộ tín dụng. Các cán bộ tín dụng làm việc thường theo nguyên tắc sẽ quản lý doanh nghiệp là khách hàng trực tiếp của mình, không phân biệt khách hàng đó là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào. Trong việc phân công công việc tại ngân hàng chưa có sự cân nhắc hay chọn lực nào đối với các cán bộ tín dụng trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể. Đây cũng là một hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng..

Thứ năm: số liệu tài chính do các doanh nghiệp cung cấp nhiều khi không chính xác dẫn đến chất lượng phân tích TCDN chưa cao.

Kết quả các chỉ tiêu tài chính phụ thuộc nhiều vào tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng. Tuy nhiên nhiều khi số liệu mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng chỉ là những số liệu mang tính chất thống kê không thể nói lên xu thế phát triển của doanh nghiệp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là không bắt buộc doanh nghiệp phải nộp cho ngân hàng nên ngay cả khi doanh nghiệp có lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì việc phâ tích dòng tiền cũng không được đánh giá đúng mức, việc phân tích rất sơ sài thậm chí có thể bị bỏ qua, mặc dù đây là công việc quan trọng, nó giúp cán bộ tín dụng hiểu sâu được dòng vận động tiền tệ của doanh nghiệp. Đó là chưa kể đến trường hợp nhiều doanh nghiệp lập báo cáo tài chính với nhiều số liệu khác nhau. Các báo cáo này được điều chỉnh và cung cấp cho các đối tượng khác nhau như ngân hàng, thuế quan, nhà cung cấp, để đạt được mục đích

của doanh nghiệp nên số liệu đưa ra không chính xác làm ảnh hưởng tới chất lượng phân tích.

Thứ sáu: phân tích tài chính doanh nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ với việc

cập nhật chuẩn mực kế toán mới nhất và với các giai đoạn khác của quy trình tín dụng.

Có thể nói các định chế tài chính của nước ta chưa có sự ổn định vì vậy các quy định, chuẩn mưc hay có sự điều chỉnh để phù hợp và hoàn thiện. Cụ thể chuẩn mực kế toán thường xuyên có sụ điều chỉnh, năm 2006 có sự thay đổi trong kết cấu và tên gọi các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn gọi là TSNH, TSCĐ và đầu tư dài hạn gọi là TSDH..Trong qúa trình phân tích của ngân hàng chưc thực sự cập nhật các thay đổi đó dẫn tới kết quả các chỉ tiêu liên quan thay đổi. Bên cạnh đó, trong quá trình cấp tín dụng cán bộ tín dụng chưa theo dõi sát sao tình hình diễn biến các khoản vay, gia hạn nợ, giá trị bảo đảm tiền vay mà chủ yếu lệ thuộc vào số liệu kế toán do vậy việc đánh giá phân loại nợ thiếu cơ sở chính xác, việc giám sát khả năng hoàn trả của khách hàng thiếu tính kịp thời, không phát hiện dấu hiệu xấu đi trong hoạt động của khách hàng..

2.3.2.2. Nguyên nhân tồn tại.

Những tồn tại của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng do nhiều nguyên nhân gây ra, có nguyên nhân thuộc về chủ quan, cũng có những nguyên nhân khách quan. Có thể kể đến một số nguyên nhân cụ thể sau:

Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất: việc hoàn thiện quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp hay bất cứ một công tác quy trình nào khác là công việc không hề đơn giản và nhanh chóng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn– Hà Nội vẫn là một ngân hàng trẻ tuổi so với nhiều NHTM khác, và điều này cũng là một nguyên nhân của những tồn tại của ngân hàng.

Công tác hoạt động tín dụng tại ngân hàng về cách thức, quy trình thực hiện cụ thể được quy định cụ thể thành văn bản để các cán bộ tín dụng đọc và thực hiện theo. Tuy nhiên một số cán bộ tín dụng khi thẩm định khách hàng còn phụ thuộc nhiều vào cảm tính cá nhân, nhận định chủ quan của bản thân. Có những trường hợp báo cáo tài chính củâ doanh nghiệp xin vay vốn không đầy đủ, thiếu chính xác nhưng vẫn được xem xét cho vay. Trong hồ sơ vay vốn: phương án kinh doanh, kế hoách sản xuất kinh doanh đôi khi còn sơ sài thiếu chính xác nhưng vẫn được ngân hàng chấp nhận.

Cán bộ tín dụng sau khi đã chấp nhận cấp vốn và giải ngân cho khách hàng thì việc nhận tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo còn có nhiều bất cập như tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn, việc thẩm định giá chưa đảm bảo tính chính xác.. Và đặc biệt công tác quản lý và kiểm tra tài sản đảm bảo định kỳ sau giải ngân không được thực hiện đầy đủ, mà theo quy định định kỳ cán bộ tín dụng phải đi theo dõi kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo của khách hàng...Bên cạnh đó các quy định pháp lý về tài sản đảm bảo như mua bao hiểm đối với xe ô tô theo định kỳ không được khách hàng thực hiện đúng, giấy tờ sở hữu đất đai giả, đất đai thuộc quyền sở hữu của người khác.. nhưng cán bộ tín dụng vẫn chấp nhận cho vay.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: doanh nghiệp khi xin vay vốn tại ngân hàng đã không lập đủ các báo cáo tài chính theo quy định, hoặc những báo cáo tài chính doanh nghiệp nhưng chưa đủ, không mang tính đồng bộ. Nhưng các báo cáo tài chính lại là căn cứ chủ yếu để cán bộ tín dụng tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác phân tích và cũng là nguyên nhân lớn của những tồn tại.

Thứ hai: doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh gay gắt, hiệu quả sản xuất nhiều khi không cao, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp đôi khi gặp khó khăn về vốn đã cố tình làm sai lệch cho đẹp báo cáo

tài chính của mình, số lượng đưa ra không minh bạch ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.. Rủi ro đạo đức là không tránh khỏi do khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm dụng vốn nên báo cáo tài chính là không chính xác, làm giả để cho phù hợp.

Thứ ba: các doanh nghiệp hiện nay phần lớn đang trong giai đoạn cổ phần hóa, về quy mô cũng như cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều biến động do vậy trong công tác thẩm định không tránh khỏi sự thiếu chính xác, gặp rủi ro.

Thứ tư: nhiều trường hợp khách hàng tới vay vốn do bộ phận kế toán tại doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật những chuẩn mực kế toán mới hay trong quá trình tính toán còn nhiều sai lầm làm cho số liệu cung cấp cho ngân hàng không đúng với thực tế.nTừ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.

Thứ năm: nguyên nhân từ phía các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước chưa có sự ổn định, thường xuyên thay đổi như các quy định về thuế, đất đai, cơ chế tài chính, tỷ giá làm cho doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ kéo theo rủi ro tín dụng cho ngân hàng, giảm chất lượng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp..

Cơ chế chính sách về xử lý nợ có vấn đề, tài sản đảm bảo nợ vay, tài sản gán nợ không đầy đủ thiếu sự nhất quán, còn tồn tại nhiều bất cập chưa phù hơp với thực tế dẫn đến nợ tồn đọng rất lớn không xử lý được, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Việc khoanh, xoá, giãn nợ ….đối với các khoản cho vay chính sách, đặc biệt trong trường hợp thiên tai, bất khả kháng phát sinh thường xuyên chưa có cơ chế chính sách nhất quán, vẫn mang tính chất giải quyết tình thế làm cho các ngân hàng thương mại, cơ quan tài chính nhà nước và ngay cả doanh nghiệp không giải

quyết kịp thời các phát sinh dẫn đến tài chính không lành mạnh, là gánh nặng cho ngân sách nhà nước và thiệt hại rủi ro cho ngân hàng..

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa đầy đủ và đồng bộ để đảm bảo quyền tự chủ cho ngân hàng thương mại trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng, trong việc điều chỉnh thời gian hoặc gia hạn nợ, xử lý nợ có vấn đề, đặc biệt trong thanh lý, phát mại tài sản, xử lý khách hàng không trả được nợ thủ tục còn phức tạp qua nhiều cấp, nhiều khâu khác nhau làm ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp…

Như vậy qua thực tế tìm hiểu tại ngân hàng SHB, hoạt động tín dụng nói chung hay công tác phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng đã đạt được kết quả nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại. Để thực hiện được mục tiêu phát triển của ngân hàng, để tồn tại và phát triển trong thị trường đang có sự cạnh trang gay gắt giữa các ngân hàng đòi hỏi SHB phải không ngừng nâng cao chất lượng ở tất cả các mặt hoạt động, đặc biệt trong hoạt động tín dụng, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp phải đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực và thực sự phù hợp để nâng cao hiệu quả cho hoạt động tín dụng của ngân hàng-hoạt đông đóng vai trò chủ chốt tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w