Phƣơng pháp luận Duy thức học Phật giáo

Một phần của tài liệu Quan niệm biện chứng trong duy thức học phật giáo (qua bát thức tâm vương và 51 hành tâm sở) (Trang 89)

8. Kết cấu của luận văn:

3.2. Phƣơng pháp luận Duy thức học Phật giáo

Sự biện chứng trong Duy thức học Phật giáo đƣợc khẳng định qua mối quan hệ biện chứng giữa Bát thức Tâm vƣơng và 51 hành Tâm sở nhƣ phần trên (2.1, 2.2, 2.3) đã trình bày, cho thấy: Tâm vƣơng có trƣớc, Tâm sở có sau (hiểu theo nghĩa vật chất, ý thức trên quan điểm của chủ nghĩa Mác, chứ các luận gia Duy thức học luôn luôn chủ trƣơng, chỉ có nội thức mà không có ngoại cảnh), Tâm vƣơng là nguồn gốc của Tâm sở, quyết định Tâm sở, song Tâm sở có thể tác động ngƣợc trở lại Tâm vƣơng thông qua thức của

con ngƣời. Vì vậy, con ngƣời cần phải khơi dậy Tâm vƣơng trong bản thân mỗi con ngƣời. Vì theo Duy thức học, khi con ngƣời còn sống hiện hữu trọn đời, nhờ có Tâm vƣơng. Tâm vƣơng, trong đó có Alaya thức là thức căn bản, duy trì mạng sống. Sau khi chết, Alaya thức đã chuyển thành thân Trung ấm, theo nghiệp Thọ sinh, còn gọi là Thác sinh trong thai mẹ, hay "chân dị thục", tức "thục vị". Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua các Tâm sở vì nó là Tâm pháp sở hữu của Tâm vƣơng, có chức năng luôn luôn tƣơng ƣng với Tâm vƣơng mà khởi lên hay duyên theo. Vì vậy, con ngƣời phải tôn trọng Tâm vƣơng, phát huy tính năng động của các Tâm sở.

Vạn tƣợng trong vũ trụ, mỗi vật từ nhỏ đến lớn đều từ nơi Thức biến hiện ra mà có, ngoài thức ra không có một vật nào tồn tại. Vì vũ trụ vạn hữu bản lai nó vẫn có cái thể tính bản lai của nó, chẳng qua là nó mƣợn nơi 8 thức Tâm vƣơng mà biến hiện, để mà sinh ra. Tám thức ấy, lại là bởi 7 chuyển thức trƣớc trong thân đời quá khứ của con ngƣời, nó lƣu lại hạt giống (chủng tử) nghiệp, chứa trong Alaya thức (thức thứ 8) để luân tập thành thục rồi chiêu lấy cảnh quả báo thân (quả dị thục) 7 thức chuyển trƣớc (tiền thất chuyển thức), trong thân thể đời này, nó rụng hết hạt giống nghiệp chứa ở trong thức thứ 8, để chịu sự luân tập thành thục rồi, mà chiêu cảnh lấy cái "quả báo" thân ở đời vị lai, nhẫn đến vô cùng, vô tận. Nên, chỗ hƣớng đến của Duy thức học nói chung, sự quan hệ biện chứng của Bát thức Tâm vƣơng và 51 hành Tâm sở nói riêng, là phải đoạn trừ cho đƣợc "Nhị thô trọng chƣớng"6; có đoạn đƣợc "Nhị thô trọng trƣớng" mới sinh đƣợc chính giải7

thấu đƣợc lý "nhị không"8, liền chứng đƣợc "nhị thắng"9, còn gọi là "Nhị thắng quả". Và để ngăn sự chấp có, nên gọi nó là không. Không thể bảo nó là hƣ huyễn, nên gọi nó là "Thật". Chỉ vì để kiến trừ cái bệnh vọng chấp thật có cảnh ở ngoài tâm sở, nên nói chỉ có "Thức". Nếu lại chấp chỉ có

6

Tức chỉ cho: phiền não chƣớng và sở tri chƣớng, phiền não chƣớng còn gọi là "Hoặc chƣớng", tức là tham, sân , si... chúng sinh vì vô minh tà kiến, nên hay ngăn che trí tuệ giải thoát, làm chƣớng ngại quả vị Bồ đề, nên gọi là sở tri chƣớng.

7

Hiểu rõ một cách chân chính về lý nhân quả, sự lý tứ đế cùng tam pháp ấn. Tín thọ lý giải đối với mình, với ngƣời, điều trọng yếu thấy rõ đƣợc pháp hữu vi, sự biến đổi của các pháp, nhận đƣợc sự lý chân đế, tục đế, ngộ nhập về Bát chính đạo.

8

Tức chỉ cho "Ngã không" và "Pháp không". "Ngã không" lại gọi là "nhân không hoặc sinh không", tức là ngộ đƣợc chân lý: 5 uẩn vô ngã. Pháp không tức là ngộ đƣợc chân lý; các pháp do duyên khởi, tính nó vốn không.

9 Còn gọi là Thắng quả: Tức là quả vị thù thắng chỉ cho Phật quả. Quả vị của các bậc Thinh Văn, Duyên Giác chƣa đƣợc viên mãn, tuy gọi là Quả, nhƣng chẳng phải là Thắng; Bậc Thập Địa Bồ Tát, vẫn còn chƣa viên mãn, tuy gọi là Thắng, mà chẳng phải là Quả, cỉ có quả vị Phật là rốt ráo viên mãn, nên gọi là Thắng hoặc Thắng Quả; Nhị Thắng:còn gọi là Nhị chuyển diệu quả hay là "Nhị Thắng Quả", tức là đã đoạn diệt hết phiền não chƣớng và sở tri chƣớng, từ đó đắc 2 thứ Diệu quả, nên gọi là Nhị Thắng.

"Thức" là thật có, thì cũng nhƣ chấp cảnh, đều là "Pháp" chấp cả. Nên có thể hiểu:

- Nếu chấp năm uẩn là "Thật thể" "Thật ngã", "Vi uẩn" chẳng phải thƣờng nhất.

- Nếu chấp Tâm vƣơng, Tâm sở là "Ngã thể" thì không đúng lý, vì chúng nhờ các duyên mà phát khởi, lại không "thƣờng hằng tƣơng tục".

- Nếu cho ngoại trừ Tâm vƣơng, không có Tâm sở, lại là một sai lầm to lớn. Vì Vƣơng, Sở là những dòng tâm thức biến chuyển.

- Tất cả mọi hiện hữu, đều do "nội thức" biến hiện, ngoài "Thức" ra không một vật nào tồn tại.

Thật vậy, Duy thức học Phật giáo đã lƣu ý đặc biệt trên quan hệ chiều sâu của mỗi ngƣời với chính mình vì qua sự phân tích ở mục 2.2 cho thấy sự

thực là mọi hiện hữu đều là hoạt động của tâm thức. Mà tâm thức thì bị che mờ bởi những "ảo tƣởng", do niềm tin nơi sự có thật của cái "tôi" nằm trong mỗi ngƣời, do dục vọng, ngôn ngữ, tiền kiến cùng với tính thô lậu của các giác quan sinh ra; làm cho khả năng nắm bắt thực tại, cũng có sẵn trong tâm thức mỗi ngƣời, lại bị bóp nghẹt. Nên việc xóa tan ảo tƣởng về cái "tôi", khai phục khả năng vốn có của tâm thức và làm chủ dục vọng đã đƣợc Duy thức học đặt ra hàng đầu - có khai phục khả năng vốn có của tâm thức thì thế giới tự nhiên và nhân sinh mới hiện rõ nhƣ nó "thực là"; có làm chủ đƣợc dục vọng thì các quan hệ khác mới đƣợc thiết lập cách đúng đắn, có siêu vƣợt đƣợc ảo tƣợng về cái "tôi" thì mới nắm bắt đƣợc lẽ sống "toàn thể", của xã thể cộng đồng.

Vì bị ảo tƣởng che mờ nên con ngƣời không nắm bắt đƣợc sự vật trong thực tại của chính nó, rồi tự trói buộc mình, ƣớc vọng, trông chờ, sợ sệt..., do đó con ngƣời chịu khổ đau. Khổ đau là trạng thái không thỏa mãn xâu xa, đôi khi kết hợp với sự đau đớn thể xác, nhƣng trƣớc hết là khổ đau tinh thần - khổ đau thể xác mạnh hay yếu cũng tùy nơi tình trạng tinh thần. Hẳn nhiên, mỗi ngƣời nhận biết sự vật cách khác nhau, có khi đối nghịch nhau, ngƣời thì cho là vui tốt, ngƣời khác xấu buồn. Nhƣng khổ đau xuất hiện khi cái "tôi", mà con ngƣời quý trọng bảo vệ, bị hăm dọa hay không đạt đƣợc điều mong muốn. Tình trạng không thỏa mãn là đặc tính của thế giới bị điều kiện hóa, và bởi bản chất, nó chỉ đem đến những thỏa mãn thoáng qua. Theo Duy thức học, đó là thế giới thấm đầy khổ đau.

Nhƣng đây không phải là cái nhìn bi quan về thế giới vì khi khả năng nắm bắt thực tại đƣợc phục hồi, sự vật sẽ tự biểu lộ nhƣ không là sự vật, mà cũng không là gì cả, vì sự vật và cả "chủ thể" lẫn "đối thể" đều đƣợc cấu thành, đƣợc điều kiện hóa, không ổn định hay thƣờng tồn với chính nó, không có bản sắc hay tính thể riêng. Tất cả đều sống động và đều là những chuỗi kế tiếp nhau có điều phối của những hiện tƣợng gián đoạn và thoáng qua, mãi mãi chợt hiện và vụt mất, không chỗ dựa, cũng không thực thể. Khi đó, con ngƣời sẽ chấm dứt mọi ham muốn, chấp giữ và do đó tƣ tƣởng sai lầm về cái "tôi" cùng với mọi khổ đau sẽ tự động giải cấu.

Duy thức học không nói là phải "phá bỏ" cái "tôi" không bao giờ có thật, nhƣng là soi sáng "tính không thực" của nó, đạt đến chỗ "hiện hữu - vô ngã". Mục đích của Duy thức học không phải là "ra khỏi" thế giới này, nhƣng là không để bị lệ thuộc vào nó. Thế giới tự nó không có gì là tốt hay xấu, chính cách nhận biết của ta về thế giới là sai lầm. Không phải cái bề ngoài của hiện tƣợng kìm chế ta, nhƣng chính lòng luyến ái, tâm bám giữ của ta trên những bề ngoài đó; hay, không phải là tự xóa bỏ mình để tan biến trong một loại "dập tắt" nào đó; mà chỉ có một cái phải xóa bỏ, và một cách toàn vẹn, chính là ảo tƣởng hay màn "vô minh". Mà xóa bỏ màn "vô minh" là để khôi phục khả năng nắm bắt thực tại tối hậu "nhân duyên sinh" của vạn hữu, và để sống với thực tại.

Vì vậy Duy thức học luôn luôn đề cập đến mối quan hệ "nhân duyên" sinh giữa mọi sự vật, trong đó: cái riêng và cái chung đồng tính, đều là hợp thể thoáng qua và có điều kiện không có tính thể riêng, và cái này nƣơng tựa trên cái kia mà hiện hữu.

Nếu 51 hành Tâm sở tác động trở lại với Bát thức tâm vƣơng thông qua sự nhận thức. Bởi vậy, cần phải phát huy tính năng động Tâm sở.

Phát huy tính năng động Tâm sở tức là phát huy vai trò tích cực nội dung của Thức vì Thức vốn là một trƣờng biến hiện và trong diễn trình biến hiện, nó lại kinh qua mấy tầng lớp vọng hiện (vọng khởi) và ở mỗi tầng vọng hiện, nó thƣờng làm phát hiện nhiều thứ ảnh tƣợng, những thứ ảnh tƣợng này, tuy vẫn là "Thức" nhƣng vẫn mang nhiều nét sai biệt, muôn hình, muôn vẻ... Hơn nữa Tâm sở và Tâm vƣơng là "Pháp y tha khởi", cũng nhƣ việc "huyễn", không phải "thật có", chỉ vì để kiến trừ các bệnh "vọng chấp" thật có cảnh ở ngoài Tâm vƣơng, Tâm sở. Nên nói: "chỉ có thức". Nếu lại "chấp" chỉ có "thức" là thật có, thì cũng nhƣ chất ngoại cảnh, đều là "pháp chấp".

Hay nói khác, sự tác động của Tâm sở đến Tâm vƣơng chính là sự nhấn mạnh đến chủ thể hay tƣ cách, tác nhân trong mọi mối quan hệ. Thật vậy, không thể có quan hệ nếu không có tác nhân, cũng không thể có tác nhân nếu không có mối quan hệ - chỉ trong quan hệ với "những" chủ thể khác mà tƣ cách chủ thể" hay tác nhân" của con ngƣời mới hiện hữu, và chỉ với sự hiện hữu của những chủ thể mà quan hệ mới đƣợc thiết lập dƣới nhiều dạng khác nhau : ví nhƣ "ngƣời chủ với tớ". Mối quan hệ này luôn có thể đƣợc cải thiện bới những tác nhân nhập cuộc của Tâm sở. Thật vậy, có thể khẳng định rằng: Thứ nhất, theo quan niệm biện chứng trong Duy thức học của Phật giáo, vạn hữu "sinh từ ý" và "tác thành bởi ý", cái mà chúng ta gọi là hiện hữu nó tiến hành từ thức mà ra. Theo đó, mọi vật hiện hữu đƣợc tác thành nhờ mối liên hệ của các Tâm vƣơng và hành Tâm sở, đƣợc xếp tùy theo bản tính của nó, nhận thức đƣợc phân loại nhƣ sau:

Nhận thức về những hữu hiện không thật (vọng từ hữu tính) vốn đồng thời không có một bản thể, nhƣ ma quỉ chỉ hiện hữu trong sự tƣởng tƣợng của con ngƣời chứ không có trong thực tại.

Nhận thức về những hữu thể giả tạm hay nhất thời (giả hữu tính) không có tự tính thƣờng tại nhƣ căn nhà đƣợc dựng bằng gỗ, gạch, ngói... Nó chỉ hiện hữu bằng một tràng tổng hợp những "nhân duyên" và "không tự hữu". Nó không có thực và thƣờng tồn.

Nhận thức về những hữu thể chân thật (chân hữu tính) nghĩa là, phi hữu trong ý nghĩa cao nhất của danh từ này, xa lìa tất cả tƣớng không thật và giả tạm (vô tƣớng). Sự thực, cái này không phải là phi hữu mà là hiện hữu siêu việt.

Thứ hai, theo quan niệm Duy Thức học, khi trí tuệ của một ngƣời đƣợc viên mãn do tu chứng, thì Thức sẽ trở thành Trí tuệ viên mãn nhƣ sau:

Tiền ngũ thức trở thành Sở tác trí (trí tuệ hoàn thành tất cả những gì cần phải làm), hoàn toàn làm chủ và không phụ thuộc, bị chi phối đƣợc các tâm sở. Có thể điều khiển các Tâm sở, kìm hế và diệt chứng những Tâm sở là căn nguyên của "vô minh", tránh đƣợc nhiễm ô.

Đệ lục ngũ thức, Ý thức trở nên Diệu quán sát trí (trí tuệ, quán sát tận tƣờng).

Đệ bát, Alaya thức trở thành Đại Viên cảnh trí. Cả thảy tạo nên bốn phần trí tuệ của Phật.

Thứ ba, Quan niệm của Duy thức chính là thừa nhận sự tồn tại của tâm “nhất thiết duy tâm tạo”, có sự phân chia tâm thành tám thức, mỗi thức tuy có mối quan hệ nƣơng tựa nhƣng cũng biệt lập với nhau. Ngoài năm thức (Nhãn, Nhĩ, Tỉ, Thiệt, và Thân) còn có các giác quan thứ sáu Ý thức, thứ bảy: tự ý thức và thứ tám: tàng thức. Hai thức sau cùng là Mạt na thức và Alaya thức. Trong số tám thức này, sáu phần đầu hợp thành nhận thức, thứ bảy là ý và thứ tám là Tâm. Nói cách khác, năn phần đầu là các giác quan; thứ sáu: trung tâm giác quan tạo các khái niệm do những tri giác đạt đƣợc từ thế giới bên ngoài; thứ bảy Mạt na thức, trung tâm tƣ duy, suy nghĩ, yêu cầu và suy luận dựa trên nền tảng ý thức; thứ tám, A lại da thức, chứa giữ những chủng tử, nghĩa là giữ những hiệu quả hay năng lƣợng của tất cả những hiện hành. Thứ sáu, bảy và tám luôn luôn dựa vào nhau mà hoạt động, bởi vì đệ lục Ý thức là Tâm điểm chung cho tri giác và tri nhận hƣớng nội; nó hoạt động hƣớng ngoại dựa trên Mạt na thức, mà thức này dựa trên Alaya thức. Mạt na thức đáp ứng cho tự thức, tự quan tâm hay những xu hƣớng vị kỷ. Nhiệm vụ chủ thể của Đệ bát thức đƣợc Đệ thất thức xem nhƣ là "ngã" mặc dù trong thực tế không có gì là "ngã" cả. Ý tƣởng về ngã giả ảo này làm nhiễm ô tất cả những tƣ tƣởng khiến khơi dậy ý tƣởng về cá thể hay tự ngã. Và trong mỗi Tâm vƣơng đều mối liên hệ biện chứng ít nhiều và ràng buộc với các hành Tâm sở. Và trong quá trình nhận thức theo Duy thức học là trở về với tự tính của bản thể Chân nhƣ nơi Tâm (Alaya thức) lƣu giữ, nơi mà chứa đựng những chủng tử (hạt giống Tâm) đƣợc gieo trồng và nuôi dƣỡng bởi các Tâm sở đoạn.

Cho nên, theo các nhà Tâm lý học, thì Đệ lục ý thức chính là giác quan thứ 6 có vai trò chủ đạo lớn lao trong đời sống tinh thần (tƣ tƣởng, tình cảm, ƣớc mơ...) của con ngƣời. Những biểu hiện của tƣ duy, suy tƣởng có liên quan mật thiết đến cảm xúc và có thể trở thành một trong những nguồn gốc làm xuất hiện và phát triển các tình cảm sâu sắc, cùng những ƣớc mơ lý tƣởng của con ngƣời.

Ngoài tƣởng tƣợng ra còn có những ƣớc mơ và lý tƣởng của con ngƣời, là một dạng đặc biệt của tƣởng tƣợng hƣớng về tƣơng lai. Ƣớc mơ là loại tƣởng tƣợng sáng tạo - theo Duy thức học, thì thuộc về Độc đầu ý thức - nhƣng mà không hƣớng vào hoạt động hiện tại. Nó có thể có lợi khi nó thúc đẩy cá nhân vƣơn lên, có thể có hại khi nó viển vông không thực tế. Lý tƣởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ƣớc mơ. Nó là mục tiêu cao đẹp,

thúc đẩy con ngƣời vƣơn lên. Bởi vậy, lý tƣởng có vai trò quan trọng (minh liễu phân biệt). Con ngƣời chỉ thực sự có ý nghĩa khi con ngƣời có lý tƣởng và ƣớc mơ cao đẹp.

Một phần của tài liệu Quan niệm biện chứng trong duy thức học phật giáo (qua bát thức tâm vương và 51 hành tâm sở) (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)