* Phương pháp nghiên cứu tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở lợn giai đoạn sau cai sữa đến 5 tháng tuổi nuôi tại trại lợn Tân Thái.
- Thống kê toàn bộđàn lợn cần điều tra tại trại lợn Tân Thái
- Lập sổ theo dõi đàn lợn cần điều tra bằng theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng lâm sàng có thể quan sát được hàng ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối.
- Tiến hành theo dõi chẩn đoán ghi chép số liệu.
- Hàng ngày theo dõi sức khoẻ đàn lợn, phát hiện những bệnh về đường hô hấp.
- Từđó tính toán tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp.
* Phương pháp nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của bênh đường hô hấp ở lợn.
- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày đặc biệt buổi tối và sáng sớm để
phát hiện lợn bệnh.
- Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát cá thể.
- Triệu chứng quan sát được như: ho, ho khan, đặc biệt vào buổi sáng
sớm và buổi chiều tối. Thở khó, há mồm ra để thở và chủ yếu thở thể bụng. - Mổ khám (nếu có những con chết) thấy : phổi viêm lan rộng có màu
đỏ nhạt hoặc nâu xám, có hiện tượng gan hoá, phổi bị viêm dính vào thành ngực, xoang ngực tích nước, khí quản có nhiều bọt khí.
- Các bước mổ khám lợn: + Chuẩn bị:
•Chọn lợn để mổ khám: chọn những con có triệu chứng điển hình hay bị ốm, chết.
•Địa điểm: đủ ánh sáng, dễ vệ sinh, tiêu độc, xa nguồn nước, đường đi.
•Dụng cụ: khay mổ hoặc là mảnh nilon, dao to, dao mổ, kéo mổ, xà phòng, thuốc sát trùng, sổ ghi chép.
+ Các bước mổ khám:
•Cắt tiết (nếu còn sống)
•Đập đầu gây choáng, dùng dao cắt tĩnh mạch cổ.
•Bẻ doãng 4 chân: rạch da nách, bẹn.
•Kiểm tra xem các hạch lympho ở nách, bẹn có sưng, xuất huyết không...
•Rạch dọc theo đường trắng từ xương hàm đến hàng vú cuối cùng
Bước 1. Mổ khám xoang bụng: rạch qua lớp mỡ bụng, rạch màng bụng
để lộ các cơ quan nội tạng (thao tác cẩn thận, trách cắt đứt ruột, bóng đái).
- Kiểm tra xoang bụng, thành bụng: có dịch viêm, có fibrin, có tụ huyết, xuất huyết không?
- Khám dạ dày và ruột.
Bước 2. Mổ khám xoang ngực:
- Kiểm tra xoang ngực xem có tích dịch viêm, có fibrin không?
- Khám phổi: xem màu sắc của phổi, sờ phổi xem có cứng không, có bị
gan hóa không, phổi có bị viêm dính vào thành ngực không, kiểm tra hạch phổi xem có sưng, xuất huyết không, rạch khí quản ra xem có bọt khí không?
- Khám tim: kiểm tra xem xoang bao tim có tích nước không, có bị xuất huyết không?
+ Vệ sinh tiêu độc sau khi mổ:
Xác, phủ tạng và chất thải đốt hoặc chôn sâu giữa 2 lớp vôi bột.Dụng cụ: thu gom, ngân và rửa sạch bằng xà phòng sau đó sát trùng kỹ.
Người mổ: rửa tay bằng xà phòng, sát trùng, tiêu độc quần áo, giầy, dép.
Địa điểm: quét don sạch sẽ, sát trùng bằng hóa chất.
Kết quả mổ khám được ghi chép lại để viết biên bản mổ khám.
* Phương pháp so sánh hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp bằng Tylosin - 200 và Hanceft.
Bố trí thí nghiệm: Tất cả các lợn mắc bệnh, có triệu chứng điển hình của bệnh đường hô hấp như: ho, ho khan, khó thở, tần số hô hấp tăng cao …
đều được chia ngẫu nhiên làm hai nhóm và sử dụng hai phác đồ điều trị và so sánh. Nhóm thứ nhất sử dụng phác đồ 1 sử dụng kháng sinh Tylosin - 200, nhóm thứ hai sử dụng kháng sinh Hanceft.
- Số lượng lợn điều trị: 89 con giai đoạn từ sau cai sữa đến 5 tháng tuổi. - Đảm bảo sự đồng đều mức độ mắc bệnh và điều kiện về vệ sinh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng, tính biệt, độ tuổi …
- Sau khi có kết quả điều trị chúng tôi đánh giá được hiệu quả điều trị
của hai loại kháng sinh trên bằng phương pháp so sánh từng chỉ tiêu. Từ đó
và đưa ra khuyến cáo nên sử dụng kháng sinh nào trong điều trị bệnh tại trại lợn Tân Thái. * Công thức tính các chỉ tiêu Tỷ lệ mắc bệnh (%) = ∑ Số con mắc bệnh x 100
∑ Số con theo dõi
Tỷ lệ chết (%) = ∑ Số con chết x 100 ∑ Số con mắc bệnh Tỷ lệ khỏi (%) = ∑ Số con khỏi bệnh x 100 ∑ Số con điều trị Tỷ lệ tái nhiễm (%) =
∑ Số con tái nhiễm
x 100
∑ Số con điều trị lần 1
Thời gian điều trị trung bình (ngày/con) =
∑ Thời gian điều trị từng con
∑ Số con điều trị khỏi
Các chỉ tiêu trên theo dõi bằng quan sát, ghi chép, thống kê hàng ngày.
• Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phương pháp thống kê sinh vật học bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính theo Chu văn Mẫn (2002) [7].