lợn nái thí nghiệm
Để xác định ảnh hưởng của chế phẩm Pharselenzym đến khả năng sinh sản của lợn nái thí nghiệm, tôi đã bổ sung chế phẩm vào khẩu phần ăn của lợn nái chửa 15 ngày cuối đến lúc đẻ và tiến hành theo dõi. Kết quả một số chỉ
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái thí nghiệm
Chỉ tiêu ĐVT Lô ĐC (n=3) Lô TN1 (n=3) Lô TN2(n=3)
Số con sơ sinh/ ổ Con 11,67 11,67 13 Số con để nuôi/ ổ Con 11,67 11,67 12,33
Tỷ lệ nuôi sống % 100 100 100 Độđồng đều % 64,71 65 57,9 KL lợn sơ sinh/ổ G 16,27a±0,45 18,33b±0,35 17,80c±0,42 KL lợn sơ sinh/con Kg 1,39a±0,03 1,54b±0,03 1,44c±0,03 Khối lượng lợn 21 ngày tuổi/ổ Kg 72,00 a ±2,25 78,07b±1,87 75,23c±1,94 KL lợn 21 ngày tuổi/ con Kg 6,17 a ±0,06 6,69b±0,05 6,45c±0,06 Lượng thức ăn thu nhận của lợn con 3-21 ngày g/con/ ngày 23,07 ±0,15 20,02±0,14 22,70±0,15 Sản lượng sữa toàn kỳ/ nái Kg 167,19 179,22 172,29 Tỷ lệ mắc bệnh đường sinh dục % 0 0 0 Thời gian động dục trở
lại sau cai sữa Ngày 6 4 4,5
Tỷ lệ phối giống đạt % 100 100 100 (Ghi chú: Theo hàng ngang cùng chỉ tiêu các số mang chữ cái khác nhau thì sai số
khác có ý nghĩa thống kê, với P<0,05)
Bảng 2.3 cho ta thấy: Khối lượng lợn con sơ sinh trung bình ở lô đối chứng là 1,39 kg còn ở lô thí nghiệm 1 là 1,54 kg và lô thí nghiệm 2 là 1,44 kg. Khối lượng lợn con sơ sinh trung bình ở lô đối chứng là thấp hơn lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 150 g và 50 g. So với lô đối chứng, ở
lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 có độ đồng đều cao hơn. Điều đó chứng tỏ
rằng, chế phẩm sinh học Pharselenzym có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng của bào thai.
Sản lượng sữa của lợn nái là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá sức sản xuất của lợn nái, vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống cũng như khối lượng cai sữa của lợn con. Số liệu ở bảng 2.3, cho thấy: Sản lượng sữa lô thí nghiệm 1 là 179,22 kg cao hơn lô thí nghiệm 2 (172,29 kg) là 6,93 kg và lô
đối chứng (167,19kg) là 12,03 kg. Điều này chứng tỏ rằng việc bổ sung chế
phẩm sinh học Pharselenzym có ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Chế phẩm có tác dụng làm tăng sản lượng sữa của lợn nái ở lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 cao hơn lô đối chứng lần lượt là 7,20%; 3,0%. Do đó, lượng thức ăn tiêu tốn của lợn con tập ăn ở lô thí nghiệm giảm so với lô đối chứng nhưng sự sai khác không đáng kể (P> 0,05). Mặt khác, khối lượng lợn con 21 ngày tuổi/con: Ở lô đối chứng là 6,17 kg, ở lô thí nghiệm 1 là 6,69 kg và ở lô thí nghiệm 2 là 6,45 kg. Như vậy, khối lượng lợn con 21 ngày tuổi/con của lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 cao hơn lô đối chứng lần lượt là 8,43% và 4,54% (Sự sai khác có ý nghĩa thống kê, P<0,05). Hơn nữa, thời gian động dục trở lại trung bình của lợn nái lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 có sự khác nhau. Thời gian động dục trở lại trung bình của lợn nái lô đối chứng muộn hơn lợn nái lô thí nghiệm 1 là 2 ngày và lô thí nghiệm 2 là 1,5 ngày. Kết quả này cho thấy, tỷ lệ hao mòn của lợn nái ở lô đối chứng cao hơn, khả năng phục hồi cơ thể sau giai đoạn nuôi con lâu hơn lợn nái ở 2 lô thí nghiệm. Do vậy, khoảng cách giữa các lứa đẻ của lô thí nghiệm sẽ được rút ngắn hơn so với lô đối chứng nên số lứa đẻ/nái/năm sẽ cao hơn. Điều này cho thấy, chế phẩm sinh học Pharselenzym có tác dụng nâng cao chức năng sinh sản, nhanh phục hồi đường sinh dục, từđó tăng sức sản xuất của lợn nái.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Piat Kopski (1979) [32]: Khi con vật có chửa hàm lượng selen giảm nhiều trong máu, sau đó là trong gan, tình trạng này làm giảm sức chống đỡ của cơ thể đối với bệnh tật. Trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn, rất cần cho thêm selen vào khẩu phần ăn của súc vật có chửa.
Tỷ lệ phối đạt của các lợn nái trong cả 3 lô là 100% ở lần phối giống
Như vậy, việc bổ sung chế phẩm sinh học Pharselenzym có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng của bào thai, tăng khối lượng sơ sinh trên ổ, tăng tỉ lệ đồng đều, nâng cao sản lượng sữa của lợn nái, tăng khối lượng lợn con cai sữa trên ổ. Ngoài ra còn rút ngắn được thời gian động dục trở lại của lợn nái, tăng được số lứa đẻ trên năm, nâng cao được sức sản xuất của lợn nái.
2.4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Pharselenzym đến khả năng sinh trưởng của lợn con theo mẹ.
2.4.2.1. Sinh trưởng tích lũy
Sinh trưởng tích luỹ hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể là một chỉ
tiêu phản ánh sức sản xuất của vật nuôi, đây là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chăn nuôi quan tâm. Khối lượng cơ thể lợn con qua từng giai đoạn là tiêu chuẩn đểđánh giá khả năng sinh trưởng của đàn lợn.
Để biết được tác dụng của chế phẩm sinh học Pharselenzym tới khả
năng sinh trưởng của lợn, tôi tiến hành cân lợn con ở các lô thí nghiệm và lô
đối chứng vào các thời điểm: Sơ sinh, 7, 14, 21 ngày tuổi. Đảm bảo nguyên tắc cùng một người cân, cùng một loại cân và cân vào các buổi sang trước khi cho lợn ăn. Kết quả được trình bày tại bảng 2.4.
Bảng 2.4. Khối lượng lợn con qua các kỳ cân (kg/con)
Ngày tuổi Lô ĐC (n= 35) Lô TN1 (n=35) Lô TN2 (n=37)
x m X ± Cv (%) X ±mx Cv (%) X ±mx Cv (%) Sơ sinh 1,39a±0,03 11,56 1,54b±0,03 11,3 1,46c±0,03 12,76 7 2,57a±0,04 8,43 2,80b±0,04 8,35 2,68c±0,04 9,36 14 4,72a±0,05 5,90 4,93b±0,03 4,45 4,76c±0,04 4,94 21 6,17a±0,06 5,35 6,64b±0,05 4,25 6,33c±0,06 6,05 So sánh % 100 108,43 104,54
(Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác rõ rệt, với P<0,05).
Kết quả ở bảng 2.4 cho ta thấy: Khối lượng của lợn con tăng dần qua các giai đoạn, phản ánh đúng quy luật sinh trưởng tích luỹ của gia súc non
đối chứng là không đều. Ở lô thí nghiệm 1, lợn nái được bổ sung selen vào thức ăn cao hơn các lô khác, nên lợn con sơ sinh ở lô thí nghiệm 1 có khối lượng cao hơn so với lô thí nghiệm 2 và lô đối chứng, chênh lệch trung bình giữa lô thí nghiệm 1 với lô thí nghiệm 2 và lô đối chứng lần lượt là 50 g/con, 150 g/con (P<0,05). Đến thời điểm 21 ngày tuổi thì khối lượng trung bình ở
các lô thí nghiệm và lô đối chứng có sự khác nhau rõ rệt (P<0,05). Lô đối chứng có khối lượng trung bình là 6,17 kg, lô thí nghiệm 1 là 6,69 kg và lô thí nghiệm 2 là 6,45 kg. Điều này chứng tỏ khối lượng lợn con phụ thuộc rất lớn vào lượng sữa của con mẹ và hoạt động chuyển hoá của lợn con.
Như vậy, khi bổ sung chế phẩm Pharselenzym vào khẩu phần ăn của lợn nái có chửa từ 100 ngày đến khi đẻ có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của lợn con. Nếu coi khối lượng trung bình của lợn con ở lô đối chứng là 100% thì khối lượng trung bình ở lô thí nghiệm 2 cao hơn, đạt 104,54% và lô thí nghiệm 1 đạt 108,43% so với lô đối chứng. 0 2 4 6 8 Sơ sinh 7 14 21 Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 P K g /c o n Ngày tuổi
Hình 2.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm (kg/con)
2.4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối
Việc đánh giá sinh trưởng của lợn thể hiện qua việc tăng khối lượng của cơ thể, được tính dưới dạng sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).
Qua theo dõi số liệu khối lượng lợn của từng giai đoạn ngày tuổi, xử lý bằng các thuật toán trong nghiên cứu chăn nuôi, tôi đã tính toán được sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm (g/con/ngày) Giai đoạn
(ngày tuổi) Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
Sơ sinh – 7 167,76 179,59 177,22 7 – 14 306,94 304,90 296,53
14 – 21 207,76 251,42 241,31
Sơ sinh – 21 227,48 245,31 238,35 So sánh % 100,00 107,84 104,78
Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của lô đối chứng và lô thí nghiệm đều tuân theo quy luật chung về sinh trưởng của gia súc. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm tăng dần theo giai đoạn sinh trưởng. Từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi sinh trưởng tuyệt đối của lợn là 167,76; 179,59; 177,22 g/con/ngày theo thứ tự các lô: Lô đối chứng, lô thí nghiệm 1, lô thí nghiệm 2. Giai đoạn từ 14 đến 21 ngày tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của lợn con lô thí nghiệm 1 là 251,42 g/con/ngày cao hơn so với lô thí nghiệm 2 là 10,11 g/con/ngày và cao hơn lô đối chứng là 43,66 g/con/ngày. Như vậy, trong giai
đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của lợn con có xu hướng tăng dần. Đó là do trong giai đoạn này lượng sữa mẹ nhiều, có giá trị
dinh dưỡng cao nên mức tăng trưởng nhanh.
Tính trung bình cho cả kỳ thí nghiệm, sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi ở lô thí nghiệm 1 đạt 245,31 g/con/ngày, lô thí nghiệm 2 đạt 238,35g/con/ngày còn lô đối chứng đạt 227,48 g/con/ngày.
Nếu coi sinh trưởng tuyệt đối của lô đối chứng là 100%, thì lô thí nghiệm 1 đạt 107,84%, cao hơn lô đối chứng là 7,84%, còn lô thí nghiệm 2
0 50 100 150 200 250 300 350
Sơ sinh -7 7 -14 14- 21 Sơ sinh - 21
Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN2 Giai đoạn (ngày tuổi) A g /c o n /n g à y
Hình 2.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm (g/con/ngày)
2.4.2.3. Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ tăng khối lượng trong một thời gian so với trung bình khối lượng của cơ thể gia súc. Kết quả sinh trưởng tương đối
được thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm (%) Giai đoạn
(ngày tuổi) Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
Sơ sinh – 7 59,26 57,80 60,14
7 – 14 59,06 55,30 55,97
14 – 21 26,70 30,27 30,11
Qua kết quả ở bảng 2.6 cho thấy: Trong các giai đoạn từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi, giai đoạn 7 đến 14 ngày tuổi và giai đoạn 14 đến 21 ngày tuổi sinh trưởng tương đối của lợn con ở cả 3 lô có xu hướng giảm, theo quy luật chung. Giữa hai lô thí nghiệm và lô đối chứng có sự chênh lệch nhau ở từng
giai đoạn tuổi. Giai đoạn từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi và giai đoạn 7 đến 14 ngày tuổi, sinh trưởng tương đối của lợn con hai lô thí nghiệm thấp hơn lô
đối chứng. Đến giai đoạn từ 14 đến 21 ngày tuổi sinh trưởng tương đối của 2 lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng.
Như vậy, việc bổ sung chế phẩm Pharselenzym đã giúp lợn con ở hai lô thí nghiệm có khả năng hấp thu thức ăn tốt hơn nên khả năng sinh trưởng nhanh hơn lô đối chứng.
Kết quả sinh trưởng tương đối được minh họa qua đồ thị sau:
0 10 20 30 40 50 60 70 Sơ sinh - 7 7-14 14-21 Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 R%
Giaiđoạn (ngày tuổi)
Hình 2.3: Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm (%) 2.4.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng kháng bệnh của lợn con thí nghiệm
Trong chăn nuôi lợn thì bệnh phân trắng lợn con và bệnh viêm phổi đã và đang gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Đây là vấn đề luôn
được các nhà khoa học quan tâm từ trước đến nay. Với đề tài này, trong thời gian thực tập tại Công ty CP Bình Minh, tôi tiến hành theo dõi và điều trị
bệnh viêm phổi và phân trắng lợn con. Trang trại có trên 1200 lợn nái nuôi theo phương thức công nghiệp, sử dụng thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh. Lợn con nuôi trên sàn và tập ăn khi được 3 ngày tuổi. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.7 và bảng 2.8.
Bảng 2.7. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con
TT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
1 Số lợn theo dõi Con 35 35 37 2 Thời gian an toàn Ngày 6 11 8 3 Số lợn mắc bệnh lần 1 Con 14 2 6 4 Tỷ lệ mắc bệnh lần 1 % 40 5,71 16,22 5 Số ngày điều trị lần 1 Ngày 4 3 3 6 Số lợn tái phát Con 9 0 2 7 Tỷ lệ tái phát % 64,29 0 33,33 8 Số ngày điều trị lần 2 Ngày 3,5 0 3 9 Thời gian điều trị TB Ngày 3,75 3 3 10 Tỷ lệ khỏi % 100 100 100 Qua bảng 2.7 cho ta thấy:
Thời gian an toàn của lợn con ở 3 lô có sự khác nhau. Trong khi lô thí nghiệm 1 có thời gian an toàn là 11 ngày, thì thời gian an toàn của lô đối chứng và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 6 ngày và 8 ngày. Như vậy, lợn con ở 2 lô thí nghiệm được bảo hộ cao hơn so với lô đối chứng.
Số lợn con mắc bệnh phân trắng lần 1 ở lô đối chứng 14 con, tỷ lệ mắc
bệnh lần 1 là 40%, còn lô thí nghiệm 2 có 6 con, tỷ lệ mắc bệnh là 16,22%,
trong khi ở lô thí nghiệm 1 có 2 con, tỷ lệ mắc bệnh là 5,71%. Số lợn con tái
phát ở lô lô đối chứng là 9 con, tỷ lệ tái phát là 64,29%, còn lô thí nghiệm 2 có 2 con tái phát, tỷ lệ tái phát là 33,33%. Như vậy, tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng
ở lô đối chứng cao hơn lô thí nghiệm. Điều này cho thấy lô thí nghiệm được bổ
sung chế phẩm sinh học Pharselenzym có tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng thấp hơn lô đối chứng. Chứng tỏ nhân tố thí nghiệm đã có tác động làm cho lợn con có sức đề kháng cao hơn, nên có khả năng chống đỡ được những nhân tố
gây bệnh, do vậy giảm được chi phí thuốc thú y, giảm tỷ lệ còi cọc ở lợn con. Lợn con bị mắc bệnh phân trắng được điều trị bằng thuốc Ampi- colistin. Thời gian điều trị lần 1 ở lô đối chứng là 4 ngày, ở lô thí nghiệm 2 và
lô thí nghiệm 1 đều là 3 ngày. Thời gian điều trị trung bình lần 2 ở lô đối chứng là 3,5 ngày, lô thí nghiệm 2 là 3 ngày. Qua 2 lần điều trị số lợn con mắc bệnh phân trắng được điều trị khỏi 100%.
Từ số liệu trên, một lần nữa khẳng định rằng bổ sung chế phẩm sinh học Pharselenzym không chỉ ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng mà còn làm tăng khả năng kháng bệnh phân trắng, giảm thời gian điều trị bệnh, tăng phục hồi cơ thể cho lợn con.
Bảng 2.8. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng phòng và trị bệnh viêm phổi ở lợn con thí nghiệm
TT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
1 Số lợn theo dõi Con 35 35 37 2 Thời gian an toàn Ngày 15,4 20,24 17,3 3 Số lợn mắc bệnh lần 1 Con 8 4 6 4 Tỷ lệ mắc bệnh lần 1 % 22,86 11,43 16,22 5 Số ngày điều trị lần 1 Ngày 4,5 3 3 6 Số lợn tái phát Con 4 0 0 7 Tỷ lệ tái phát % 50 0 0 8 Số ngày điều trị lần 2 Ngày 4 0 0 9 Thời gian điều trị TB Ngày 4,25 3 3 10 Tỷ lệ khỏi % 100 100 100