Phõn tích tài chính

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật điện điện tử Dự án thủy điện Đăkru Giai đoạn TKKT (Trang 62)

1) Phương pháp luận phân tích tài chính

Phân tích tài chính là nhằm đánh giá tính khả thi của dự án trên quan điểm của chủ đầu tư và dự án. Dự án khả thi về mặt tài chính là dự án có khả năng hoàn trả vốn vay đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư và các cổ đông.

Phân tích tài chính dựa trên các chi phí và các khoản thu mà chủ đầu tư bỏ ra và thu được.

Chi phí tài chính là tổng chi phí xây dựng công trình. Hiệu ích là tiền bán điện ứng với các giá bán điện. Các chỉ tiêu cơ bản về hiệu ích tài chính bao gồm :

- Giá trị lợi nhuận ròng tài chính: NPV

- Hệ số hoàn vốn nội tại tài chính: FIRR FIRR

- Tỷ số hiệu ích / chi phớ:B/C B/C

- Giá thành điện năng: Gt Gt

- Thời gian hoàn vốn :Thv Thv

Các chỉ tiêu tài chính trên đây được tính theo hai quan điểm dự án và chủ đầu tư.

2) Theo quan điểm dự án

Chi phí gồm tổng vốn đầu tư, cho phí vận hành bảo dưỡng, các loại thuế... Hiệu ích là doanh thu bán điện.

Các chỉ tiêu tài chính trên quan điểm này cho ta thấy được tính khả thi cao hay thấp của dự án mà chưa cần biết đến điều kiện vay trả. Nếu chỉ tiêu dựa trên quan điểm này càng cao thì khả năng vay trả nợ càng cao và ngược lại.

Nếu chỉ tiêu FIRR theo quan điểm này lớn hơn chi phí huy động vốn thì dự án khả thi về mặt tài chính.

3) Theo quan điểm chủ đầu tư

Hiệu ích là doanh thu bán điện.

Các chỉ tiêu tài chính trên quan điểm này cho thấy tính khả thi của dự án với một điều kiện vay trả cụ thể. Nếu chỉ tiêu FIRR theo quan điểm này lớn hơn mức lãi suất mà cổ đông đòi hỏi thì dự án khả thi về mặt tài chính và dự án được sinh lợi theo quan điểm của chủ đầu tư.

Với một điều kiện vay trả cụ thể thì chỉ tiêu tài chính trên quan điểm này quyết định đến tính khả thi của dự án và là tiêu chí để chủ đầu tư đánh giá cú nờn tiến hành dự án hay không.

4) Các điều kiện phân tích hiệu quả tài chính

a) Tổng vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư của công trình được tính theo Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ được chuyển toàn bộ về tiền Việt Nam. Theo tỷ giá quớ IV năm 2004.

Bảng 1.1: Tổng vốn đầu tư chưa kể lãi vay và VAT trong xây dựng .

Năm 1 2 Tổng

Vốn đầu tư (Tỷ đồng) 36,711 85,660 122,372

Phương án huy động vốn đầu tư:

- Công trình thủy điện Đăk Ru với vốn tự có 30%, vay vốn từ ngân hàng 70% (40% vay dài hạn và 30% vay mua thiết bị bằng ngoại tệ).

- Điều kiện vay trả: Trả nợ trong 10 năm kể từ khi bắt đầu có doanh thu, ân hạn trong thời gian xây dựng.

- Lãi suất vay ngoại tệ mua thiết bị thông thường 10,0% năm. - Lãi suất vay trong nước dài hạn theo cam kết 8% năm. - Lãi suất vay ngắn hạn được tính 12% năm.

- Lãi suất vay trong nước tính chung 10%

b) Các khoản chi phí trong quá trình sản xuất

Chi phí vận hành bảo dưỡng được lấy bằng 1,25 %VDT/năm.

Chi phí thuế tài nguyên: Theo quy định của thuế tài nguyên được tính bằng 2% doanh thu của công trình.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10. Công trình thủy điện Đăk Ru thuộc địa phận xã Đăk Ru huyện Đăk 'Lấp tỉnh Đăk Nông thuộc nhóm công trình danh mục B và nằm trong địa bàn thuộc danh mục C được ưu đãi về thuế TNDN. Thuế TNDN được áp dụng cho thủy điện Đăk Ru là 15% lợi nhuận ròng và được miễn thuế trong 4 năm, giảm 50% thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo.

Chi phí thuế VAT: Do trong tính toán áp dụng giá điện là giá chưa kể thuế VAT nên trong phân tích không kể đến loại thuế này.

Chi phí khấu hao: Đây là chi phí hao mòn tài sản cố định. Được thực hiện theo “Hướng dẫn thực hiện QĐ 166/1999/QĐ - BTC” của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam qui định như sau:

- Khấu hao cho thiết bị thủy điện là 10 năm. - Khấu hao cho công trình thủy công là 20 năm.

c) Các khoản thu

Doanh thu từ bán điện với sản lượng điện của nhà máy hàng năm 29,8 triệu KWh. Tổn thất tự dùng bằng 2% sản lượng điện (bảng 4.5).

Bảng 1.1: Số liệu đầu vào cho phân tích tài chính

TT Thông số tính toán Đơn vị Các thông

số đầu vào

1 Điện lượng phát ra 106KWh 29,8

Mùa mưa 106KWh 14,908

Mùa khô 106KWh 14,892

2 Năm bắt đầu vận hành 2007

3 Thời gian xây dựng năm 2

4 Công suất lắp máy KW 6900

5 Tổng vốn đầu tư thuần Tỷ đồng 122,372

6 Tỷ giá hối đoái VND/USD 15700

8 O&M (% vốn TB + XL ) % 1,25

9 Tỷ lệ tự dùng % 2

10 Đời sống dự án năm 25

11 Thời gian khấu hao

a. Khấu hao cho thiết bị năm 10

b. Khấu hao cho công trình năm 20

12 Tỷ lệ vốn tự có % 30

14 Tỷ lệ vốn vay % 70

15 Thời gian ân hạn năm 2

17 Lãi suất vay vốn

a . Lãi suất vay vốn dài hạn nước ngoài % 10,0

b. Lãi suất vay vốn dài hạn trong nước % 8

c. Lãi suất vay vốn ngắn hạn trong nước % 12

5) Các phương án bán điện

a) Các hình thức bán điện

Các dự án thuỷ điện IPP thường được bán điện dưới hai hình thức là bán điện theo mùa khô và mùa mưa và bán điện theo điện năng bình quân.

b) Hình thức bán điện theo điện năng bình quân năm

Doanh thu hàng năm được xác định theo điện năng bình quân năm ứng với các giá bán giả thiết như sau: trong phân tích tài chính đưa ra 3 phương án giá bán ứng với các mức lợi nhuận cho chủ đầu tư FIRR từ 11% đến 13%.

Bảng 1.1: Kết quả tính toán tài chính hình thức bán điện bình quân năm

TT Chỉ tiêu Đơn vị PA 1 PA 2 PA 3

1 Vốn đầu tư thuần Tỷ.đồng 122,972 122,972 122,972

2 Tổng đầu tư có IDC trước VAT Tỷ.đồng 128,620 128,620 128,620

3 Giá bán điện cent/KWh 3,9 4,00 4,1

Đồng/KWh 612 628 643 4 Chỉ tiêu tài chính A Tớnh trên qđ của dự án FIRR % 11,23 11,61% 11,99 Thv năm 17 16 15 tháng 5 1 0 NPV Tr.đồng 10.150 13.364 16.578 B/C 1,08 1,10 1,13

B Tớnh trên qđ chủ đầu tư

FIRR % 11,58 12,22 12,88

Thv năm 20 17 15

tháng 10 0 9

B/C 1,06 1,09 1,11 Phân tích các phương án giá bán:

- Nếu chấp nhận tỷ lệ FIRR trên vốn chủ sở hữu là 11,58%, thì giá bán điện bình quân tại nhà máy là 612,0 đồng/kwh tương đương với 3,9cent/kwh. - Nếu chấp nhận tỷ lệ FIRR trên vốn chủ sở hữu là 12,22%, thì giá bán điện

bình quân tại nhà máy là 628,0 đồng/kwh tương đương với 4,0cent/kwh. - Nếu chấp nhận tỷ lệ FIRR trên vốn chủ sở hữu là 12,88%, thì giá bán điện

bình quân tại nhà máy là 643,0 đồng/kwh tương đương với 4,1cent/kwh.

c) Hình thức bán điện theo điện năng mùa khô và mùa mưa

Điện năng của nhà máy được phân làm 2 mựa. Mựa mưa được tính từ tháng V đến tháng XI; mùa khô được tính từ tháng XII đến IV năm sau.

Trong phân tích tài chính đưa ra 3 phương án giá bán ứng với các mức lợi nhuận cho chủ đầu tư FIRR từ 11% đến 13%.

Bảng 1.1: Kết quả tính toán tài chính phương án bán điện theo mùa

TT Chỉ tiêu Đơn vị PA 1 PA 2 PA 3

1 Vốn đầu tư thuần Tỷ.đồng 122,972 122,972 122,972

2 Tổng đầu tư có IDC trước VAT Tỷ.đồng 128,620 128,620 128,620

3 Giá bán điện a. Mùa mưa Đ/KWh 549 533 520 b.Mựa khô Đ/KWh 706 690 680 4 Chỉ tiêu tài chính a Tớnh trên qđ của dự án FIRR % 12,00 11,62 11,33 Thv năm 15 16 17 tháng 7 9 8 NPV Tr.đồng 16.53 13.27 10.93 B/C 1,13 1,11 1,09

b Tớnh trên qđ chủ đầu tư

FIRR % 12,42 11,8 11,36

Thv năm 16 18 19

NPV Tr.đồng 12.89 9.63 7.28

B/C 1,10 1,08 1,06

Nếu chấp nhận tỷ lệ FIRR trên vốn chủ sở hữu là 11,36%, thì giá bán điện tại nhà máy mùa mưa là 520 đồng/kwh tương đương 3,3 cent/kwh và giá bán điện mùa khô là 680 đồng/kwh tương đương 4,30 cent/kwh.

Nếu chấp nhận tỷ lệ FIRR trên vốn chủ sở hữu là 11,8%, thì giá bán điện tại nhà máy mùa mưa là 533,8 đồng/kwh tương đương 3,4 cent/kwh và giá bán điện mùa khô là 690 đồng/kwh tương đương 4,4 cent/kwh.

Nếu chấp nhận tỷ lệ FIRR trên vốn chủ sở hữu là 12,42%, thì giá bán điện tại nhà máy mùa mưa là 549,5 đồng/kwh tương đương 3,2 cent/kwh và giá bán điện mùa khô là 706,5 đồng/kwh tương đương 4,5 cent/kwh.

Các mức giỏ trờn phự hợp với quyết định 709/QĐ-NLDK ngày 3 tháng 4 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp về việc hướng dẫn tạm thời nội dung phân tích kinh tế tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện các dự án nguồn điện.

d) Kết quả tính toán và kết luận

Kết quả tính toán phân tích tài chính trên quan điểm chủ đầu tư theo các phương án tài chính và giá điện được trình bày trong các bảng 4.8-1; 4.8-2; 4.8-3 trên cơ sở các giá bán điện 3,9cents; 4,0cents; và 4,1cents.

Từ kết quả tính toán trờn cú thể nhận xét sau:

- Về tỷ lệ các nguồn vốn (30% vốn tự có, 70% vốn vay) được huy động là hợp lý vì phù hợp với thông lệ chung cho các trạm thuỷ điện.

- Trong các phương án lãi suất vay thì phương án lãi suất vay vốn trong nước theo hai hình thức : dài hạn 8% và ngắn hạn 12% là phương án khả thi và đó cú cỏc cam kết giữa Chủ đầu tư và ngân hang.

- Về giá bán điện: Các kết quả tính toán cho thấy với các mức giá bán điện trờn thỡ trong phương án gốc công trình đều mang lại lợi nhuậncho Chủ đầu tư. Tham khảo giá bán điện ký kết giữa Tổng công ty Điện lực Việt Nam và một số nhà đầu tư ngoài ngành điện thì giá bán điện từ 3,8cent/KWh đến 4,0cent/KWh là phương án khả thi. Với gia bán điện này, Chủ đầu tư có thể trang trải được các khoản đầu tư xấy dựng công trình và thu được lợi nhuận kể cả trong trường hợp rủi ro như đã tính toán trong phân tích độ nhạy.

Kiến nghị giá bán điện cho thuỷ điện đăk Ru là 3,9cen/KWh.

- Với giá bán điện và lãi suất vay như đã kiến nghị, công trình thuỷ điện Đăk Ru cú cỏc chỉ tiêu tài chính cho dự án và cho Chủ đầu tư như sau:

+ Dự án: NPV=10.150.000.000;FIRR=11,2%; B/C=1,08

NPV=10.150.000.000; FIRR=11,2%; B/C=1,08

+ Chủ đầu tư: NPV= 7.996.000.000;FIRR=11,58%; B/C=1,06 NPV= 7.996.000.000; FIRR=11,58%; B/C=1,06 Công trình thuỷ điện Đăk Ru hoàn toàn khả thi về mặt tài chính.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật điện điện tử Dự án thủy điện Đăkru Giai đoạn TKKT (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w