Môi trường pháp lý về hoạt động tín dụng trung, dài hạn chưa đầy đủ và đồng bộ, chính sách tín dụng còn nhiều thiếu sót, khả năng thực thi của các luật về tài sản thế chấp còn yếu. Bên cạnh đó hiệu lực pháp lý của các cơ quan hành pháp chưa đủ mạnh để giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mại tài sản thế chấp.
Hoạt động cho vay trung, dài hạn còn chịu sự chi phối của nhiều cấp nhiều ngành , vì vậy mà khi có một dự án cho vay theo chỉ định không có hiệu quả,
nhưng ngân hàng vẫn phải cho vay , mặc dù ngân hàng biết rằng dự án này không đạt yêu cầu về thẩm định. Từ đó khiến cho hoạt động cho vay trung, dài hạn gặp nhiều khó khăn, làm giảm chất lượng tín dụng trung, dài hạn.
Một vấn đề nữa là mặc dù Chính phủ đã quy định các ngân hàng thương mại có quyền tự chủ quyết định về việc cho vay của mình và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, song trên thực tế không phải lúc nào ngân hàng cũng có được quyền chủ đọng đó. Có nhiều khi do những tác động từ nhiều phía như chính quyền địa phương nên ngân hàng vẫn phải cho vay những dự án có thể đem lại rủi ro cho ngân hàng.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng thiêu thông tin khi xem xét đánh giá khách hàng để quyết định cho vay. Điều đó một mặt hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, mặt khác làm tăng thêm tình trạng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng, do đánh giá khách hàng không chính xác khiến cho chất lượng tín dụng không được cao.
Qua phần ta thấy được những kết quả đạt được và những khó khăn còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh nói chung, nhưng trước hết là cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh trong vài năm gần đây. Những khó khăn, thử thách . Trong hoạt động tín dụng trung dài hạn, đòi hỏi Chi nhánh phải có những biện pháp tích cực để sớm khắc phục.