Đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức trong các DNVVN:

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (Trang 32 - 34)

II. ĐẶC THÙ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TỔ CHỨC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH:

2. Đặc thù của các DNVVN và tác động của những đặc thù này tới công tác kiểm toán:

2.2. Đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức trong các DNVVN:

2.2.1. Đặc thù về quản lý:

Các đặc thù về quản lý đề cập tới các quan điểm khác nhau trong điều hành hoạt động doanh nghiệp của các nhà quản lý.

Phần lớn các DNVVN ở Việt Nam thuộc sở hữu tư nhân hoặc do một nhóm người sáng lập với mục tiêu hoạt động phục vụ lợi ích của bản thân chủ doanh nghiệp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp thường trực tiếp quản lý hầu hết hoạt động và ra mọi quyết định kinh doanh. Trong các DNVVN, bộ máy tổ chức được thiết lập theo mô hình

trực tuyến, quyền lực tập trung trong tay người lãnh đạo cao nhất (Giám đốc hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp ), người điều hành phải tham gia vào tất cả công việc quản lý. Như vậy, mọi quyết định kinh doanh, hoạt động nghiệp vụ trong doanh nghiệp có thể chịu tác động trực tiếp từ phía nhà lãnh đạo.

Từ đó, phong cách điều hành của người lãnh đạo có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh ngghiệp. Quá trình kiểm soát trong doanh nghiệp có thể được thực hiện tốt nếu người lãnh đạo co uy tín, năng lực làm việc và thái độ làm việc nghiêm túc, người lãnh đạo có thể bao quát và nắm bắt chặt chẽ hoạt động của đơn vị, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ảnh hưởng tới các phương pháp tổ chức kiểm soát trong doanh nghiệp.

Một trong những khó khăn lớn đối với các DNVVN là kinh nghiệm hoạt động, phần lớn các DNVVN mới chỉ ra đời cách đây trên dưới 10 năm. Với kinh nghiệm, với tuổi đời non trẻ, trên bước đưòng phát triển, các DNVVN phải tự tìm hướng đi cho mình, kinh nghiệm hoạt động, kỹ năng quản lý còn hạn chế nên công tác tổ chức quản lý thường gặp phải sai phạm.

Mặt khác, sự ra đời của các DNVVN do các nhà đầu tư tự bỏ vốn và điều hành. Người điều hành doanh nghiệp còn hạn chế về năng lực, không có kiến thức về tài chính kế toán. Phần lớn nhà quản lý không được đào tạo chính quy ( khoảng 48,2% chủ doanh nghiệp không qua các khoá đào tạo quản lý ). Thêm vào đó, mục đích kinh doanh của các DNVVN chủ yếu phục vụ lợi ích của bản thân thân chủ doanh nghiệp nên họ không chú trọng tới chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Nhà đầu tư muốn trực tiếp quản lý vốn của mình, điều này làm họ phải sử dụng hầu hết thời gian của mình vào hoạt động kinh doanh nên không có điều kiện nâng cao kiến thức. Bởi vậy, tầm nhìn về chiến lược và kỹ năng của chủ doanh nghiệp còn hạn chế, tổ chức bộ máy yếu kém.

Chính vì vậy, trong quá trình kiểm toán các DNVVN, các kiểm toán viên phải đặc biệt chú ý tới vai trò của nhà quản lý. Kiểm toán viên đánh giá thái độ, phong cách điều hành của nhà quản trị trên các mặt:

Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh. Kinh nghiệm và uy tín.

Năng lực làm việc. Quan điểm kinh doanh.

Áp lực đối với người đứng đầu…

Phẩm chất của người nắm quyền lực tập trung có ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách, thủ tục và độ tin cậy của báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng cần chú ý tới tổ chức bộ máy của doanh nghiệp.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp xác định các mối quan hệ trách nhiệm và quyền hạn đang tồn tại trong tổ chức, thực chất là sự phân công giới hạn, trách nhiệm của các thành viên trong đơn vị.

Với quy mô kinh doanh nhỏ, các DNVVN thường thiết kế cơ cấu bộ máy tương đối gọn nhẹ, người điều hành quyết định mọi vấn đề kinh doanh, thông thường, trong các DNVVN, một số ít người thực hiện hầu hết các giao dịch , những vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp thường do những người có quan hệ thân nhân với chủ doanh nghiệp đảm nhiệm, bởi vì việc sử dụng lao động trong các đơn vị này chủ yếu dựa trên sự tin tưởng. Điều đó làm cho bộ máy tổ chức các DNVVN không rõ ràng, hiệu quả. Do đó, sự phân công, phân nhiệm giữa các bộ phận còn hạn chế cũng như khó có thể đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong tổ chức thực hiện các chức năng xử lý nghiệp vụ, chức năng ghi sổ và bảo quản tài sản, dẫn tới rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tồn tại ở mức cao. Từ đó đòi hỏi lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập nhiều hơn, đủ để đưa ra ý kiến kiểm toán chính xác.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w