Hạch toán dự phòng giảm giá NVL.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 30 - 31)

3. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU.

3.3.Hạch toán dự phòng giảm giá NVL.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, giá cả thường xuyên biến động, do vậy hàng hoá nói chung hay NVL nói riêng nếu mua ngoài về chưa tiêu dùng ngay sẽ mang giá trị lạc hậu so với giá thị trường hiện tại. Việc lập dự phòng nhằm chủ động bù đắp phần giá trị bị tổn thất do giảm giá vật tư tồn kho có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch.

Thông tư mới nhất của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi của doanh nghiệp, nhấn mạnh các vấn đề sau:

+ Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối, khoá sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính.

+ Khoản dự phòng giảm giá NVL tồn kho được ghi tăng giá vốn hàng bán năm báo cáo của doanh nghiệp, việc trích lập này làm cho giá vốn hàng bán tăng lên, lợi nhuận năm kế hoạch giảm giúp cho doanh nghiệp bảo toàn vốn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư tồn kho không cao hơn giá cả trên thị trường hoặc giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

+ Căn cứ vào biến động thực tế về giá trị NVL tồn kho, doanh nghiệp chủ động xác định mức trích lập. sử dụng khoản dự phòng đúng mục đích theo nguyên

tắc mức dự phòng không vượt quá số lợi nhuận của doanh nghiệp (Sau khi hoàn nhập khoản dự phòng trích lập năm trước) và đảm bảo các điều kiện sau:

- Có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn vật tư tồn kho.

- Là những vật tư thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập Báo cáo tài chính có giá trị thu hồi hoặc giá trị thường thấp hơn giá trị trên sổ kế toán. Vật tư tồn kho bị giảm giá so với giá ghi trên sổ kế toán. Bao gồm: NVL bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, bị lỗi thời hoặc giá bán bị giảm theo mặt bằng chung trên thị trường. Mức dự phòng cần lập xác định theo công thức: Mức dự phòng giảm giá VT cho năm N = Lượng VT tồn kho giảm giá tại thời điểm lập BCTC x Giá ghi sổ trên sổ kế toán - Giá thực tế trên thị trường tại thời điểm lập BCTC năm

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 30 - 31)