chôn lấp sẽ giảm rất nhiều nhằm:
+ Nâng cao hiệu quả của các BCL (kéo dài tuổi thọ – thời gian hoạt động), giảm số lượng xe vận chuyển CTR đến các BCL; + Tiết kiệm được kinh phí đầu tư các BCL; chi phí xử lý nước rỉ rác, khí mêtan (khí gây hiệu ứng nhà kính),…
- Mang lại một nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ phục vụ rất tốt cho kinh tế là nông nghiệp, giá thành của phân bón sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc sử dụng phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu được thu mua với giá cao hơn nguyên liệu sẵn có.
- Hoàn chỉnh chương trình Phân loại CTR tại nguồn của thành phố. - Thúc đẩy quá trình xã hội hóa công tác quản lý CTR đô thị.
Hoạt động của phân loại CTRSH tại nguồn.
- Giáo dục tuyên truyền cho người dân biết được cách phân loại CTR. Loại nào có thể tái sử dụng và loại nào không thể tái sử dụng; vì đối với loại CTR có thể tái sử dụng họ có thể bán ve chai và mang lại giá trị kinh tế cho gia đình họ.
- Chính quyền Quận cần phải quan tâm đến người dân đặc biệt hỗ trợ phí cho người dân để mỗi gia đình có thể sử dụng 2 thùng rác nhằm phục cho công tác phân loại tại nguồn:
Nguồn phát sinh CTR (hộ dân chợ, TT thương mại …)
CTR hữu cơ (thực phẩm) Phần còn lại (CTR có khả năng tái chế, tái sử dụng)
Thùng chứa màu xanh lá cây Thùng chứa màu vàng
+ Thùng 1: chứa CTR thực phẩm (CTR hữu cơ) được tách riêng, thu gom và vận chuyển đến BCL CTR thực phẩm hoặc được tái sử dụng làm phân compost;
+ Thùng 2: chứa các loại CTR còn lại (CTR vô cơ) sẽ được thu gom riêng và tập trung vận chuyển đến một TTC Nguyễn Kiệm phân loại lần 2. Phần nào có thể tái chế được sẽ bán cho các cơ sở tái chế, phần không thể bán cho các cơ sở tái chế sẽ được chuyển
đến BCL CTR khó phân hủy.
Hình 4.1: Sơ đồ phân loại CTR tại nguồn
Trang thiết bị lưu trữ CTR đã phân loại: Thùng chứa CTR