Các chế độ hoạt độngcủa tay máy và robot công nghiệp

Một phần của tài liệu Robot- Phương tiện giúp đỡ của con người (Trang 30)

Robot công nghiệp thường có hai chếđộ hoạt động:

(1) Chếđộ huấn luyện (teaching mode)

Chế độ này còn gọi là chế độ lập trình. Ở chếđộ hoạt động này chương trình thao tác của robot sẽ được người sử dụng “ước định” bằng những bước chương trình; có nghĩa là, mỗi bước chương trình sẽ được nhập vào bộ điều khiển robot bằng những công cụ khác nhau được trang bị kèm theo như pa-nen lập trình và điều khiển (teach pendant), bộ mô phỏng (simulator hoặc makette) hoặc bàn phím trong trường hợp điều khiển trực tiếp bằng máy tính. Trong một số trường hợp khi kích thước và trọng lượng các khâu của tay máy khá bé, có thể sử dụng ngay cả cách thức dùng tay dắt trực tiếp các khâu của tay máy để đưa khâu tác động cuối dịch

chuyển tuần tự qua các điểm trên quỹ đạo dự kiến (kiểu lập trình ‘dắt mũi’ - lead- by-nose). Ở mỗi bước chương trình, toạ độ của các khâu sẽ được lưu lại (insert) nhằm cho phép lập thành một tập hợp các bước tuần tự (gọi là chương trình) để đưa tay gắp hay dụng cụ công nghệ gắn trên khâu tác động cuối của tay máy di chuyển trên quỹ đạo dự kiến. Toàn bộ trình tự các bước thao tác đó được lưu lại trong bộ nhớ, sau đó cho tay máy hoạt động lại toàn bộ chu trình thao tác để kiểm tra. Trường hợp cần điều chỉnh chương trình hoạt động có thể thay đổi dữ liệu của các bước chương trình, chèn thêm hoặc bớt đi các bước chương trình cho đến khi đạt được yêu cầu về quỹ đạo và tốc độ dịch chuyển đặt ra.

(2) Chếđộ tự động (auto mode)

Chế độ này còn gọi là chếđộ tựđộng thực hiện thao tác công nghệ. Ở chế độ này, khi có tín hiệu khởi động, dựa theo dữ liệu của chương trình gồm các bước tuần tự lưu trong bộ nhớ đã được thiết lập trong chế độ huấn luyện, tay máy sẽ ‘tự động’ thực hiện chương trình quỹđạo.

Hình 2.16 trình bày một giao diện phần mềm lập trình cho robot PM-01 trong chếđộ huấn luyện trong đó đường đi của robot có thể được lập trình bằng bàn phím hay bằng cách dắt trực tiếp.

Một phần của tài liệu Robot- Phương tiện giúp đỡ của con người (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)