GIÁO KHOA VẬT LÝ 10 NÂNG CAO THEO PPTN
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM YÊU CẦU MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ THPT
LÝ THPT
2.1.1. Về kiến thức
Nhìn chung mức độ yêu cầu kiến thức của chương trình Vật lý THPT mới ban khoa học tự nhiên là ngang với chương trình Vật lý trong cải cách giáo dục.
Một mặt, trong chương trình mới tránh đi vào những chi tiết lý thuyết có tình hàn lâm và những chi tiết của các công nghệ. Mặt khác lại đưa vào chương trình một số ứng dụng quan trọng của Vật lý trong khoa học và kỹ thuật hiện đại như: các linh kiện bán dẫn và vi điện tử, thuyết tương đối, máy lạnh, …v.v. về nội dung thí nghiệm chương trình có đưa ra yêu cầu phải phấn đấu sử dụng những thiết bị thí nghiệm Vật lý phổ thông hiện đại như đệm không khí, các máy đo điện tử số, dao động ký điện tử, …v.v. Cũng như làm quen với các phương pháp đo Vật lý hiện đại như phương pháp hoạt nghiệm, phương pháp dòng liên tục. Đặc biệt đã đưa thiên văn học vào chương trình phổ thông, vấn đề ba định luật Kêple và chuyển động của các vệ tinh được giảng dạy ở lớp 10 và lớp 12
2.1.2. Về kỹ năng
Mức độ yêu cầu về kỹ năng của chương trình mới cao hơn hẳn chương trình trong sách cải cách giáo dục cũ. Trong chương trình cũ ta chỉ hạn chế trong phạm vi ba yêu cầu kỹ năng cụ thể là: Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng Vật lý đơn giản, kỹ năng giải bài tập và kỹ năng
thực hành. Trong chương trình mới ngoài ba yêu cầu nói trên còn có yêu cầu rèn luyện các kỹ năng theo tiến trình khoa học. Đó là kỹ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin và truyền đạt thông tin.
2.1.3. Về thái độ, tình cảm, tác phong
Chương trình Vật lý THPT mới nhấn mạnh trước hết đến việc tạo hứng thú học tập của HS ban khoa học tự nhiên và việc làm cho HS ban khoa học xã hội không ngại học môn Vật lý.
Chương trình cũng chú ý đặc biệt đến yêu cầu rèn luyện cho HS ý thức sẵn sàng áp dụng những hiểu biết về Vật lý của mình vào các hoạt động trong gia đình và xã hội để cải thiện đời sống và bảo vệ môi trường, tinh thần nỗ lực phấn đấu cá nhân kết hợp chặt chẽ với tinh thần hợp tác trong lao động, học tập và nghiên cứu