CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ LIÊN QUAN TỚI KẾ TOÁN NVL 1 Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số 2 Hàng tồn kho

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 25 - 27)

1. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số 2 - Hàng tồn kho

Theo IAS - 2, NVL là một loại hàng tồn kho nên nó được hạch toán kế toán theo phương pháp kế toán hàng tồn kho. Nội dung của IAS - 2 được thể hiện qua một số nội dung sau:

* Hàng tồn kho phải được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được theo nguyên tắc thận trọng.

* Giá gốc hàng tồn kho bao gồm tất cả chi phí mua, chi phí chế biến, và các chi phí khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại:

- Chi phí mua, ví dụ như giá mua và chi phí nhập khẩu.

- Chi phí chế biến là: Nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí chung biến đổi, chi phí chung cố định được phân bổ dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.

- Các chi phí khác như chi phí đi vay...

* Giá trị hàng tồn kho thực tế có thể áp dụng theo các công thức tính giá trị sau: Phương pháp giá đích danh; phương pháp bình quân gia quyền; phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO); phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO).

Nếu sử dụng phương pháp LIFO thì trên báo cáo tài chính phải trình bày sự khác biệt giữa số liệu trên Bảng cân đối kế toán và số thấp hơn giữa giá tính theo

phương pháp phương pháp FIFO hoặc bình quân gia quyền và giá trị thuần có thể thực hiện được, hoặc số thấp hơn giữa giá hiện hành vào cuối năm và giá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV) là giá bán ước tính trừ đi các chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ. Những ước tính này phải được dựa trên báo cáo đáng tin cậy nhất thu thập được vào thời điểm ước tính. Mục đích giữ hàng tồn kho phải được tính đến khi đưa ra ước tính. Hàng tồn kho thường được điều chỉnh giảm xuống bằng giá trị thuần có thể thực hiện được theo các nguyên tắc sau:

- Theo từng khoản mục

- Các khoản mục tương tự nhau thường được nhóm lại - Từng dịch vụ được hạch toán như một khoản mục riêng.

2. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số 37 - Dự phòng

Chuẩn mực này được công bố năm 1998. Theo chuẩn mực: - Các khoản dự phòng được ghi nhận khi:

+ DN có một nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ 1sự kiện trong quá khứ.

+ Có thể có sự mất đi các nguồn lực gắn liền với các lợi ích kinh tế để thanh toán khoản nghĩa vụ.

+ Có thể ước tính một cách đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ đó.

- Các khoản dự phòng phải được xem xét lại vào ngày lập Bảng cân đối kế toán và được điều chỉnh để phản ánh mức ước tính tốt nhất theo hiện tại.

- Không được ghi nhận các khoản dự phòng cho lỗ từ hoạt động kinh doanh trong tương lai. Dự tính về các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh trong tương lai là dấu hiệu cho thấy rằng một số NVL dùng trong hoạt động kinh doanh có thể bị giảm giá trị.

Hệ thống kế toán doanh nghiệp nước ta đã không ngừng sửa đổi, bổ sung trên nguyên tắc hội nhập và phù hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế. Chuẩn mực kế toán Việt Nam đang dần được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở kế thừa và phát huy các chuẩn mực kế toán quốc tế cho phù hợp với đặc điểm kinh tế của đất nước. Đối với công tác kế toán hàng tồn kho, Chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho đã được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chuẩn mực đã quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và

phương pháp kế toán hàng tồn kho, những quy định đó hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 25 - 27)