1. Đặc điểm về NVL của Lâm trường Lập Thạch.
Lâm trường Lập Thạch là doanh nghiệp chuyên trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy, vật liệu để dùng trong sản xuất bao gồm: túi bầu, hạt giống, thuốc trừ sâu, phân bón…
Nhìn chung, vật liệu của Lâm trường chịu sự ảnh hưởng lớn của yếu tố tự nhiên như: Hạt giống muốn đảm bảo chất lượng thì yêu cầu về nhiệt độ môi trường bảo quản phải đảm bảo từ 8 - 100C. Hoặc muốn cây mầm phát triển tốt thì yêu cầu về nhiệt độ từ khi gieo hạt tới khi cây có 2 lá mầm thì nhiệt độ môi trường đảm bảo từ 20 - 250C… do đó công tác bảo quản, sử dụng NVL ở lâm trường rất phức tạp.
Để đảm bảo đủ số lượng, chất lượng NVL phục vụ sản xuất, hàng năm Lâm trường thường ký hợp đồng mua hạt giống, túi bầu, thuốc trừ sâu… với Trung tâm giống cây lâm nghiệp Phù Ninh - Phú Thọ và mua phân bón của Nhà máy Supe Lâm Thao.
Để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh có lãi, thì yêu cầu của sản phẩm có giá thành hạ, chất lượng sản phẩm tốt. Mà NVL là yếu tố cấu thành thực thể sản phẩm. Do vậy Lâm trường phải quản lý tốt vật liệu ngay từ khâu thu mua, bảo quản và sử dụng NVL.
2. Phân loại NVL ở Lâm trường Lập Thạch.
Nhằm tổ chức tốt công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả NVL trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho việc hạch toán chính xác chi phí NVL trong quá trình sản
xuất sản phẩm. Dựa vào công dụng của từng thứ vật liệu sử dụng trong sản xuất sản phẩm tại Lâm trường Lập Thạch NVL được chia thành các loại sau:
- NVL chính: Là đối tượng lao động, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó là yếu tố cấu thành thực thể sản phẩm.
Nó được chia thành các loại sau: + Hạt giống: Mã VT: 15210. + Túi bầu: Mã VT: 15211. + Phân bón: Mã VT: 15212.
- VL phụ: Gồm các loại NVL tuy không cấu thành thực thể sản phẩm. Song, nó có những tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Thuốc trừ sâu: Mã VT: 15220.
- Nhiên liệu: Gồm xăng, dầu. Mã VT: 15230. - VL khác: Mã VT: 15280.
- Phế liệu: Là các loại vật liệu thu hồi khi thanh lý tài sản.
Trong tình hình thực tế về quy mô sản xuất kinh doanh của Lâm trường Lập Thạch để giúp cho công tác quản lý sử dụng NVL được dễ dàng thuận tiện thì việc phân loại NVL như trên là phù hợp.
3. Tính giá NVL tại Lâm trường Lập Thạch.
Tính giá NVL là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị .
Tính giá NVL phải đảm bảo yêu cầu chính xác, hợp lý. Đồng thời phải đảm bảo tính nhất quán giữa các kỳ hạch toán.
Hiện nay, ở Lâm trường Lập Thạch hạch toán thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, giá vật liệu được tính như sau:
* Đối với NVL nhập kho:
- NVL của Lâm trường nhập kho chủ yếu từ nguồn muă ngoài. Ngoài ra vật liệu nhập kho của lâm trường một phần được nhập từ nguồn nhận góp vốn liên doanh, và một phần rất nhỏ từ thu hồi phế liệu khi thanh lý tài sản.
+ Đối với vật liệu mua ngoài.
Hiện nay Lâm trường mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp trong nước. Hình thức thu mua NVL của Lâm trường là hình thức chọn gói (chi phí vận chuyển VL do bên bán chịu, chi phí này được tính vào đơn giá mua VL).
= + -
Ví dụ: Ngày 20 tháng 01 năm 2004, Lâm trường lập thạch mua 9.000 kg phân NPK của nhà máy SUFE Lâm Thao, với giá mua không thuế là: 12.420.000đ. Thuế giá trị gia tăng 10%. Chi phí vận chuyển từ nhà máy lâm trường do bên bán chịu. Chi phí bốc xếp từ xe vào kho, lâm trường phải chi 180.000 đ.
Giá thực tế của 9.000kg phân NPK nhập kho: 12.420.000đ + 180.000 đ = 12.600.000đ.
Với hình thức thu mua NVL trọn gói, do đó NVL mua về nhập kho kế toán có thể tính ngay được giá trị thực tế của NVL nhập kho.
+ Đối với vật liệu nhập kho từ nguồn nhận góp vốn liên doanh. = +
+ Đối với nguyên vật liệu nhập kho do hội đồng định giá lâm trường xác định, giá trị nhập kho tương đương giá có thể bán được trên thị trường tại thời điểm đó.
* Đối với NVL xuất kho.
NVL của Lâm trường xuất kho chủ yếu sử dụng cho: sản xuất sản phẩm, và một phần nhỏ cho quản lý đội và cho quản lý doanh nghiệp mà không phát sinh nghiệp vụ xuất cho các nhu cầu khác.
Giá vật liệu xuất kho: Lâm trường áp dụng phương pháp nhập trước – xuất trước, nhập sau – xuất sau.
4. Hạch toán chi tiết NVL ở Lâm trường Lập Thạch.
Hạch toán chi tiết NVL là công việc hạch toán kết hợp giữa kho và phòng kế toán, nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn kho cho từng thứ, từng loại NVL cả về số lượng, chất lượng và giá trị.
ở Lâm trường Lập Thạch hiện nay hạch toán chi tiết NVL áp dụng theo phương pháp thẻ song song.