ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM (Trang 32 - 34)

5. Nghiên cứu, đánh giá mức độ rủi ro và khả năng kiểm soát rủi ro, triển khai thử nghiệm các sản phẩm mới trước khi cung ứng ra thị trường.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều . Quy định nội bộ của tổ chức tín dụng

1. Căn cứ vào tính chất và đặc điểm của kênh phân phối điện tử có liên quan đến hoạt động ngân hàng điện tử, tổ chức tín dụng có trách nhiệm ban hành

quy định nội bộ về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử trên cơ sở phù hợp với pháp luật hiện hành và các nguyên tắc nêu tại Quy định này.

2. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng đã thực hiện hoạt động ngân hàng điện tử phải xây dựng và gửi quy định nội bộ về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Vụ Các Ngân hàng, Cục Công nghệ tin học ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính) để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.

3. Trong trường hợp tổ chức tín dụng thay đổi các nội dung tại quy định nội bộ nói trên thì phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Vụ Các Ngân hàng, Cục Công nghệ tin học ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính) về những nội dung thay đổi đó.

Điều . Báo cáo

1. Chậm nhất vào ngày 20 tháng 01 và ngày 20 tháng 7 hàng năm, tổ chức tín dụng phải gửi báo cáo đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Vụ Các Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính) về hoạt động ngân hàng điện tử và đánh giá về kết quả kiểm soát, xử lý rủi ro đối với hoạt động ngân hàng điện tử trong 06 tháng đầu năm và cả năm.

2. Báo cáo cần phải đảm bảo những nội dung sau:

a) Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đang cung ứng;

b) Các bên thứ ba được thuê hoặc cùng hợp tác thực hiện hoạt động ngân hàng điện tử; các hoạt động ngân hàng điện tử có sự tham gia của bên thứ ba và hình thức tham gia của các bên thứ ba này;

c) Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và tỷ lệ tăng trưởng khách hàng so với cùng kỳ năm trước;

d) Doanh số hoạt động ngân hàng điện tử;

đ) Những sự cố đã phát sinh trong kỳ. Sự cố được báo cáo theo 04 nhóm rủi ro như quy định tại Chương II Quy định này, các thiệt hại và biện pháp xử lý đã áp dụng.

Điều . Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước

1. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:

a) Thực hiện thanh tra, giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử của tổ chức tín dụng theo thẩm quyền.

b) Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm Quy định này và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử của tổ chức tín dụng cổ phần trên địa bàn và xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.

3. Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

a) Nghiên cứu, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, sửa đổi bổ sung những quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại Quy định này.

b) Phối hợp với Thanh tra Ngân hàng Nhà nước giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử của các tổ chức tín dụng.

4. Cục Công nghệ tin học ngân hàng:

Phối hợp với Thanh tra Ngân hàng Nhà nước để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w