PHẦN 3.BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ:……………

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Điạ điểm thực tập Trường Đại Học Xây Dựng (Trang 41)

- Giúp cán bộ tại cơ sở thực tập giải quyết các công việc hành chính như: lập danh sách dự trù văn phòng phẩm cho tháng 1, tháng 2; soạn thảo giấy đề nghị in sách …..

- Giải đáp một số thắc mắc của sinh viên như: hỏi lịch học, xếp thời khóa biểu, lịch thi, lịch học lại, thi lại, hỏi điểm…..

- Hỗ trợ công tác thi như: kiểm tra đề thi, giấy thi, niêm phong đề thi, dọc phách, ghép phách….

- Công việc thường xuyên làm hàng tuần gồm có:

+ Giúp cán bộ khoa xếp thời khóa biểu, xếp lịch học, lịch thi (mỗi tuần làm 1 lần và vào cuối tuần để lên kế hoạch cho tuần tiếp theo)

+ Soạn thảo một số kế hoạch của khoa..

+ Vào cuối mỗi tuần dán thông báo về lịch học, lịch thi ở bảng tin, cung cấp thông tin cho giáo viên và học sinh về kế hoạch học tập của tuần tiếp theo.

+ Lập danh sách giáo viên chấm thi + Viết phiếu giao bài thi.

+ Viết báo cáo tiến độ ghép phách bài thi.

+ Giúp cán bộ lập kế hoạch học tập sau tết và kế hoạch thi nâng điểm cho học sinh sau tết.

- Công việc làm trong tháng gồm có:

+ Giúp cán bộ rà soát điểm các môn thi cao học.

+ Giúp cán bộ khoa lập danh sách các loại sách, giáo trình cần in bổ sung trong tháng tiếp theo (công việc này cũng được làm trước 3 tuần)

+ giúp cán bộ khoa kiểm kê cơ sở vật chất tài sản của nhà trường vào cuối năm và cùng với cán bộ khoa Sau đại học viết báo cáo tổng kết.

2. Bài học kinh nghiệm

Bảy tuần thực tập tốt nghiệp tuy không nhiều nhưng bản thân em đã gặt hái được nhiều điều bổ ích, và thật sự thấy thời gian thực tập này là rất cần thiết cho bất kỳ một sinh viên chuyên ngành quản lý giáo dục nào. Cụ thể em đã thu được những bài học sau:

1. Hiểu biết thêm kiến thức về hoạt động của khoa Sau đại học trường Đại học

Xây dựng : về quy trình tuyển sinh, quy trình quản lý điểm, quản lý giáo viên và học sinh, quản lý đề thi, đề cương ôn tập, giáo trình, giáo án, quản lý về chương trình đào tạo ...

2. Biết vận dụng kiến thức lý thuyết đã được học vào thực tế một cách nhạy

bén và phù hợp: Cách xây dựng kế hoạch, quy trình quản lý đào tạo .... Trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ, phải đối chiếu với lí luận để giải quyết. Đồng thời từ thực tiễn có những bổ sung cho mặt lý luận. Việc thực hiện công việc phải tiến hành linh hoạt, tùy vào từng trường hợp và đối tượng cụ thể mà có cách giải quyết phù hợp.

3. Biết dung hoà các mối quan hệ: Giữa cấp trên với cấp dưới, giữa đồng

nghiệp trong cơ quan với nhau, đặc biệt phải biết lắng nghe, quan tâm, động viên và chia sẽ với đồng nghiệp. Nếu thiếu đi kỹ năng lắng nghe nhà quản lý sẽ bỏ qua một kênh thông tin quan trọng dẫn đến hiệu quả quản lý không cao. Bên cạnh đó việc chia sẻ trách nhiệm với những người xung quanh cũng là điều hết sức cần thiết. Việc này chứng minh tài năng lãnh đạo của nhà quản lý cũng như niềm tin của họ đối với đồng nghiệp và cấp dưới.

khỏi sai sót khi thực hiện công việc. Trước những tình huống đó nhà quản lý phải trung thực, dũng cảm nhận khuyết điểm và tìm phương hướng sửa chữa. Đồng thời phải biết thẳng thăn góp ý chân thành trước những sai sót của đồng nghiệp. Có như vậy mới nâng cao được uy tín bản thân và góp phần xây dựng được tập thể vững mạnh.

5. Cách thức giao tiếp tại công sở: giữa cấp trên với cấp dưới, từ ngôn ngữ

được sử dụng tại phòng giữa các đồng nghiệp với nhau cho tới ngôn ngữ dành cho học sinh khi lên phòng đào tạo thắc mắc những vấn đề của bản thân ... tất cả đều phải từ tốn, nhẹ nhàng và thân thiện. Phong cách ăn mặc phải lịch sự, gọn gàng, điệu bộ đi đứng ra vào, sử dụng điện thoại trong phòng... Những kiến thức này em đã từng được biết đến nhưng thông qua thời gian thực tập em đã trực tiếp có cơ hội trãi nghiệm và được bổ sung vốn kiến thức cho bản thân.

6. Nắm vững và thực hiện đúng chức năng thẩm quyền, mục tiêu, nhiệm vụ đã

được giao. Muốn quản lý tốt và hiệu quả, cần phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, nắm vững lí luận về kiến thức quản lý, đặc biệt là về lĩnh vực quản lý của mình. Bởi chỉ có am hiểu lĩnh vực mình quản lý nhà quản lý mới có thể làm tốt, đồng thời mới nhận được sự tín nhiệm của những người xung quanh.

7. Phải làm việc có kế hoạch: Phải đưa mọi hoạt động quản lý vào kế hoạch;

người quản lý phải được trang bị những kiến thức cơ bản về kế hoạch, hiểu và nắm được các loại kế hoạch trong quản lý giáo dục và biết xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị, hướng dẫn mọi thành viên xây dựng kế hoạch cá nhân và bộ phận, kiên trì thực hiện kế hoạch đã vạch ra; phải rèn thói quen làm việc cho mình và cho mọi thành viên trong tổ chức. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động nào đều phải xây dựng kế hoạch và hình thành cho người dưới quyền thói quen làm việc có kế hoạch. Người quản lý phải biết lựa chọn, nêu ra được

và giải quyết hợp lý những khâu chủ yếu. Việc giải quyết khâu này sẽ đảm bảo kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ khác.

8. Làm việc phải có tính khoa học: Phải tuân thủ nghiêm ngặt khi ra các quyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định hoặc xử lý thông tin để xác định mục tiêu; không ngừng học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức thuộc các lĩnh vực có liên quan, biết vận dụng chúng vào thực tiễn quản lý giáo dục. Phải xây dựng cho bản thân thói quen làm việc khoa học đầu tiên là từ giờ giấc đi làm tới mọi sinh hoạt khác của bản thân để cấp dưới làm gương và noi theo.

9. Bài học thông tin quản lý: Phải có mối liên hệ thông tin từ hai chiều, khi

đưa ra thông tin thì phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý, dễ hiểu. Đồng thời phải tiếp nhận, chọn lọc và xử lý luồng thông tin ngược theo nhiều chiều.

10. Nhận thức sâu sắc và đầy đủ về vai trò và nhiệm vụ của một chuyên viên

phòng đào tạo. Từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân trong quá trình làm việc, để đảm bảo công việc có chất lượng và hiệu quả hơn.

11. Cần phải có các kĩ năng về tin học, đặc biệt là tin học văn phòng để có thể

lập được bảng biểu khoa học và chính xác, ứng dụng các phần mềm trong quản lý .... Có như vậy sẽ rút ngắn được thời gian lao động mà chất lượng công việc lại cao hơn.

3. Kiến nghị

Thông qua thời gian thực tập ngắn, bản thân em có một số ý kiến chủ quan xin nêu ra như sau:

Về phía Học viện:

- Học viện cần có những biện pháp thiết thực hỗ trợ sinh viên trong việc liên hệ địa điểm thực tập vì đây là một chuyên ngành mới nên việc sinh viên tự liên hệ tại cơ sở gặp một số khó khăn nhất định.

- Có những hoạt động thiết thực nhằm quảng bá thương hiệu Học viện Quản lý Giaó dục,

Về phía cơ sở thực tập:

- Khoa luôn luôn phải cập nhật thông tin đào tạo cần thiết lên trang web khoa hay các bảng tin của khoa để tạo điều kiện cho sinh viên nắm bắt thông tin kịp thời, tạo sự thuận lợi trong quản lý và các công tác chuyên môn.

- Chấn chỉnh thời gian làm việc của các cán bộ khoa, đảm bảo thời gian hành chính, hạn chế tối đa việc cán bộ chuyên môn không có mặt ở khoa trong thời gian hành chính làm việc, trừ lý do đặc biệt, đảm bảo giờ giấc khoa học, tác phong làm việc công nghiệp.

- Chú ý hơn tới đời sống của nhân viên trong khoa để tạo động lực làm việc, có những khen thưởng, khích lệ kịp thời giúp cán bộ khoa ổn định cuộc sống và yên tâm làm việc.

- Có sự giám sát chặt chẽ hơn nữa của trưởng khoa đối với các cán bộ khoa

- Hạn chế lối làm việc, giải quyết công việc theo tình cảm, tránh sự nể nang đảm bảo lối làm việc khoa học, và đảm bảo sự công bằng trong công tác chung.

- Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có nhiệt tình, có chuyên môn đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

4. KẾT LUẬN

Tuy thời gian thực tập ngắn ngủi nhưng đây là một dịp để sinh viên học viện quản lý có cơ hội tiếp xúc các công việc trực tiếp, thực hành và ứng dụng các kiến thức, kỹ năng đã tích lũy 3 năm qua vào các công việc cụ thể. Tạo cơ hội cho sinh viên có điều kiện học hỏi cách làm ,cách quản lý và rèn luyện các kỹ năng mềm, phong cách làm việc văn

phòng công nghiệp, tạo mối quan hệ gắn bó giữa sinh viên thực tập và cán bộ khoa.Trong quá trình thực tập cơ sở, các bác, chú, cô, anh chị của khoa cũng đã bày dạy nhiều kiến thức, kỹ năng trong học tập cũng như trong cuộc sống, tạo điều kiện về thời gian,và giúp đỡ sinh viên hết sức nhiệt tình,để lại trong em một đợt thực tập với những kỷ niệm đẹp.

PHỤ LỤC: QUY CHẾ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

(Ban hành theo Quyết định số: 18/2000/QĐ-BGD & ĐT ngày 08 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương 1. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 2. ĐÀO TẠO THẠC SĨ

Chương 3. ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

Chương 4. BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC

Chương 5. GIẢNG VIÊN

Chương 6. NGƯỜI HỌC

Chương 7. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Chương 8. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Chương 1

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG ĐIỀU 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế đào tạo sau đạI học quy định về hoạt động đào tạo trong giáo dục sau đại học, cọ sở đào tạo sau đại học, nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo sau đại học trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Mục tiêu đào tạo sau đại học

1. Đào tạo sau đại học dành cho nhữngngười tốt nghiệp đại học với mục

tiêu trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kỹ năng thực hành nhằm xây dựng đội ngũ những người làm khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáo ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, khoa học- công nghệ của đất nước.

2. Đào tạo sau đại học bao gồm: đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ và bồi

Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lưc thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Tiến sĩ phải có trình độ cao về lý thuyết, thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; Phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học- công nghệ.

Bồi dưỡng sau đại học là loại hình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên thế giới.

Điều 3. Hình thức và thời gian đào tạo

1. Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ được thực hiện theo hai hình thức tập trung và không tập trung.

a. Đào tạo tập trung là hình thức đào tạo mà người học phải dành toàn bộ thời gian cho học tập và nghiên cứu theo qui định của chương trình tại cơ sở đào tạo.

b. Đào tạo không tập trung là hình thức đạo tạo mà người học được dành một phần thời gian làm việc khác, nhưng tổng thời gian dành cho học tập và nghiên cứu tập trung tại cơ sở đào tạo phải bằng thời gian đào tạo theo hình thức tập trung.

c. Khối lượng, nội dung chương trình học tập và yêu cầu đào tạo của hai hình thức đào tạo tập trung và không tập trung là như nhau.

2. Thời gian đào tạo thạc sĩ theo hình thức tập trung là 2 năm, không tập trung là 3 năm.

Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức tập trung là 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ hai đến 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ. Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức không tập trung là 5 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; Từ 3 đến 4 năm đối với người có bằng thạc sĩ.

Điều 4. Cơ sở đào tạo sau đại học

1. Cơ sở đào tạo sau đại học là các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học, trong đó trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ.

2. Điều kiện để được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học:

a. Có đội ngũ những người làm khoa học vững mạnh, có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư; Có khả năng xây

dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, khả năng tổ chức và bố trí người, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

b. Có sơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho việc học tập,

nghiên cứu khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ những người làm khoa học, kỹ thuật, thể hiện ở việc đã hoàn thành những đề tài nghiên cứu khoa học ở mức độ luận án tiến sĩ, đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu thuộc đề tài trong các chương trình cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ quản lý, đã tổ chức tốt các sinh hoạt khoa học, các lớp bồi dưỡng sau đại học.

3. Những cơ sở đào tạo sau đại học không duy trì được các điều kiện nêu ở khoản 2 Điều này hoặc không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không thực hiện được nhiệm vụ được giao sẽ bị đình chỉ nhiệm vụ đào tạo sau đại học.

Chương 2

ĐÀO TẠO THẠC SĨ Mục 1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ Điều 5 . Yêu cầu đối với chương trình đào tạo thạc sĩ

1.Chương trình đào tạo thạc sĩ phải đảm bảo cho học viên cao học được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở đại học; hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành; tăng cường kiến thức lien ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo. 2.Chương trình đào tạo thạc sĩ phải có khối lương từ 80 đến 100 đơn vị học trình, trong đó một đơn vị học trình được qui định bằng khoảng 15 tiết giảng lý thuyết, 30 đến 45 tiết giảng thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, 45 đến 60 tiết làm tiểu luận hoặc luận văn . Để tiếp thu được một đơn vị học trình lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, học viên phải dành ít nhất 30 tiết chuẩn bị. 3.Chương trình đào tạo thạc sĩ gồm 3 phần:

a. Phần 1 – Kiến thức chung: gồm các môn Triết học, Ngoại ngữ nhằm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Điạ điểm thực tập Trường Đại Học Xây Dựng (Trang 41)