A.Mục tiêu:
-Nắm đợc cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật.
-Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
B.Đồ dùng dạy học
-Tranh minh họa trong SGK, Tranh ảnh một số con vật nuôi trong nhà. -Một số tờ giấy khổ rộng.
C.Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
-3 học sinh đọc tin và tóm tắt tin các em đã đọc trên báo Nhi đồng hoặc Thiếu niên tiền phong.
-Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2.Hớng dẫn làm bài tập
-Gọi 2 học sinh đọc tiếp nối bài con mèo hung và các yêu cầu.
+Bài văn có mấy đoạn?
+Bài văn miêu tả con vật gồm có mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
2.3.Gọi học sinh đọc mục ghi nhớ
3. 2 em cùng thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Có 4 đoạn:
Đoạn 1: “Meo, meo”.. tôi đấy. Đoạn 2: Chà, nó… thật đáng yêu. Đoạn 3: Có một hôm… với chú một tí.
Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về con mèo. + Gồm có 3 phần.
Mở bài: giới thiệu con vật định tả Thân bài: Tả hình dáng, hoạt động, thói quen của con vật đó.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về con vật.
2.4.Luyện tập: Lập dàn ý chi tiết tả con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu, bò,…)
- Gọi học sinh dùng tranh minh họa giới thiệu con vật mình sẽ lập dàn ý tả.
- Học sinh tự lập dàn ý.
- 3 đến 5 em nối tiếp nhau giới thiệu. + Em lập dàn ý tả con mèo.
+ Em lập dàn ý tả con chó. + Em lập dàn ý tả con trâu. Ví dụ: Dàn ý bài văn miêu tả con mèo.
1.Mở bài:
Giới thiệu con mèo (của nhà ai, em quan sát khi nào, nó có gì đặc biệt…) 2.Thân bài: a)Tả ngoại hình của con mèo
- Bộ lông - Đuôi
- Cái đầu - Đôi mắt
- Chân - Bộ ria
- Tai
b) Tả hoạt động chính của con mèo * Hoạt động bắt chuột
+ Khi bắt chuột (rình chuột, vồ chuột) * Các hoạt động khác (ăn, đùa giỡn,…) 3. Kết luận: Cảm nghĩ chung về con mèo 3. Củng cố, dặn dò
-Nêu cấu tạo một bài văn miêu tả con vật? -Về nhà hoàn chỉnh dàn ý tả con mèo vào vở -Nhận xét tiết học.