Tác động của chính sách đến thị trường vàng Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐÔ LA HÓA, VÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM (Trang 26)

2. Vàng hóa

2.4.2 Tác động của chính sách đến thị trường vàng Việt Nam

Các chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều quy định chưa cụ thể khiến việc triển khai gặp khó khăn.

Theo đó, không chỉ Ngân hàng Nhà nước được tham gia mua bán vàng miếng mà còn có các doanh nghiệp được cấp phép cũng tham gia thị trường vàng. Được biết, đây là quyết định được trông chờ từ lâu, đáng lẽ ngay sau khi Nghị định 24 được ban hành, nhất là trong bối cảnh thị trường vàng trong nước "không giống ai", giá vàng trong nước vênh xa so với thế giới, có thời điểm lên đến 4 - 5 triệu đồng/lượng. Cụ thể: Ngày 5/3, ngay khi Ngân hàng Nhà nước được Thủ tướng cho phép mua bán vàng miếng trên thị trường, giá vàng trong nước ngay lập tức có sự thay đổi tăng- giảm chóng mặt và diễn tiến này kéo dài đến ngày 6/3.

Có lẽ chính vì vậy mà Quyết định mới có hiệu lực thi hành ngay lập tức một cách bất ngờ, cụ thể là từ ngày 5/3/2013. Phản ứng đầu tiên với quyết định này là các tổ chức, ngân hàng được phép kinh doanh vàng miếng không thể kịp chuẩn bị để thực hiện theo hiệu lực thi hành này.

Tuy nhiên, quan trọng hơn là nhiều nội dung của Quyết định còn chung chung, vì thế rất khó triển khai, dù Quyết định có hiệu lực ngay. Do đó, tất cả lại phụ thuộc vào hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Ví dụ, có rất nhiều nội dung cần quy định cụ thể, như: việc xác định giá mua, giá bán vàng miếng là những nguyên tắc nào; phương án mua, bán vàng miếng trong từng thời kỳ là thời gian nào; các loại tỷ giá và giá mua, giá bán được Ngân hàng Nhà nước quyết định theo nguyên tắc nào, trong trường hợp nào; khi nào thì Ngân

hàng Nhà nước chọn hình thức mua bán trực tiếp, khi nào thì thông qua đấu thầu, loại vàng được giao dịch là loại vàng nào… Đáng lẽ, nếu Quyết định trên theo thẩm quyền Thủ tướng mà cụ thể hơn thì việc giao quyền tiếp cho Ngân hàng Nhà nước quy định các chính sách triển khai là không cần thiết.

Hiện nay, có một số ý kiến băn khoăn việc Ngân hàng Nhà nước có quá nhiều quyền với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, vừa phê duyệt phương án mua bán vàng miếng đối với từng lần giao dịch, vừa là đối tượng trong các giao dịch này. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định từ hình thức giao dịch, thời điểm, mức giá cụ thể, đối tượng mua bán, khối lượng mua bán. Như thế, các chính sách mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước vẫn bị thiên về thực hiện theo cách thức hành chính hơn là theo cơ chế thị trường. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn bị áp đặt của cơ quan quản lý, không có một sự lựa chọn, đề xuất nào trong khi tiến hành các giao dịch vàng miếng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐÔ LA HÓA, VÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w