Hệ thống DNS hoạt động động tại lớp 4 của mô hình OSI nó sử dụng truy vấn bằng giao thức UDP và mặc định là sử dụng cổng 53 để trao đổi thông tin về tên miền.
Họat động của hệ thống DNS là chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại. Hệ thống cơ sở dữ liệu của DNS là hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán, các DNS server được phân quyền quản lý các tên miền xác định và chúng liên kết với nhau để cho phép người dùng có thể truy vấn một tên miền bất kỳ (có tồn tại) tại bất cứ điểm nào trên mạng một các nhanh nhất
Như đã trình bầy các DNS server phải biết ít nhất một cách để đến được root server và ngược lại. Như trên hình vẽ muốn xác định được tên miền mit.edu thì root server phải biết DNS server nào được phân quyền quản lý tên miền mit.edu để chuyển truy vấn đến.
Nói tóm lại tất cả các DNS server đều được kết nối một cách logic với nhau: Tất cả các DNS server đều được cấu hình để biết ít nhất một cách đến root server Một máy tính kết nối vào mạng phải biết làm thế nào để liên lạc với ít nhất là một DNS server
Hoạt động của DNS
Khi DNS client cần xác định cho một tên miền nó sẽ truy vấn DNS. Truy vấn DNS và trả lời của hệ thống DNS cho client sử dụng thủ tục UDP cổng 53, UPD hoạt động ở mức thứ 3 (network) của mô hình OSI, UDP là thủ tục phi kết nối (connectionless), tương tự như dịch vụ gửi thư bình thường bạn cho thư vào thùng thư và hy vọng có thể chuyển đến nơi bạn cần gửi tới. Mỗi một message truy vấn được gửi đi từ client bao gồm ba phần thông tin :
Tên của miền cần truy vấn (tên đầy đủ FQDN) Xác định loại bản ghi là mail, web ...
Lớp tên miền (phần này thường được xác định là IN internet, ở đây không đi sâu vào phần này)
Nói chung các bước của một truy vấn gồm có hai phần như sau: • Truy vấn sẽ bắt đầu ngay tại client computer để xác định câu trả lời
• Khi ngay tại client không có câu trả lời, câu hỏi sẽ được chuyển đến DNS server để tìm câu trả lời.
Bước đầu tiên của quá trình sử lý một truy vấn. Tên miền sử dụng một chương trình rên ngay máy tính truy vấn để tìm câu trả lời cho truy vấn. Nếu truy vấn có câu trả lời thì quá trình truy vấn kết thúc
Ngay tại máy tính truy vấn thông tin được lấy từ hai nguồn sau:
• Trong file HOSTS được cấu hình ngay tại máy tính. Các thông tin ánh xạ từ tên miền sang địa chỉ được thiết lập ở file này được sử dụng đầu tiên. Nó được tải ngay lên bộ nhớ cache của máy khi bắt đầu chạy DNS client.
• Thông tin được lấy từ các câu trả lời của truy vấn trước đó. Theo thời gian các câu trả lời truy vấn được lưu giữ trong bộ nhớ cache của máy tính và nó được sử dụng khi có một truy vấn lặp lại một tên miền trước đó.
1.4.HỆ ĐIỀU HÀNH MẠNG
Hệ điều hành mạng:cung cấp các phục vụ về mạng như dùng chung tệp, máy in, quản
lý tài khoản người dùng .... Một Hệ điều hành mạng yêu cầu hai loại phần mềm sau:
1.4.1.Phần Mềm Trạm (Client Softwave): Mục đích của phần mềm loại này là làm
cho các phục vụ trở nên khả dụng đối với người sử dụng không kể phục vụ đó là phục vụ được cung cấp bởi mạng hay được cung cấp bởi chính máy trạm đó, điều này cho phép các phần mềm ứng dụng có thể được viết độc lập với môi trường và không phụ thuộc vào các yếu tố vật lý. Client Softwave nhận các yêu cầu từ người sử dụng, nếu yêu cầu đó được cung cấp bởi các phần mềm hệ thống trên máy trạm đó thì nó sẽ gửi yêu cầu đó cho hệ điều hành trên máy trạm thực hiện, nếu các yêu cầu được cung cấp bởi mạng nó sẽ gửi yêu cầu cho máy chủ để yêu cầu dịch vụ.
1.4.2.Phần Mềm Cho Máy Chủ (Server Softwave): Máy chủ tồn tại chỉ đơn giản là
để nhằm thoả mãn các yêu cầu của các máy trạm, do máy chủ thực sự lưu trữ phần lớn dữ liệu của toàn mạng nó thường cung cấp các vị trí thuận lợi để thực hiện các nhiệm vụ như:
-Quản lý tài khoản người dùng: NOS yêu cầu mỗi người sử dụng khi đăng nhập vào mạng phải có tài khoản đúng (bao gồm tên và mật khẩu truy nhập). Sau khi đã đăng nhập vào mạng người dùng có quyền sử dụng các tài nguyên của mạng tuỳ thuộc vào quyền truy nhập của mình cho đến khi rời khỏi mạng. Các tài khoản người dùng được tổ chức thành cơ sở dữ liệu và được quản lý bởi người quản trị mạng (là người có quyền thêm, bớt, sửa đổi các tài khoản người sử dụng ).
-Bảo vệ an ninh trên mạng: Do máy chủ biết được những người đã đăng nhập vào mạng nó có thể quản lý các tài nguyên mà mỗi người sử dụng được quyền truy nhập. Người quản trị mạng có thể gán các quyền truy nhập đối với các tài nguyên khác nhau cho những người sử dụng khác nhau, điều này cho phép người sử dụng lưu trữ các thông tin cá nhân cũng như các thông tin nhạy cảm trên mạng tránh sự nhòm ngó của người khác.
-Central licensing: Theo luật bản quyền thì mỗi bản đăng ký chỉ được sử dụng cho một người sử dụng, điều này sẽ gây khó khăn cả về mặt tài chính cũng như quá trình cài đặt cho nhiều người trong cùng tổ chức hoặc công ty cùng sử dụng một phần mềm nào đó. Tuy nhiên với centralizing licensing phần mềm được cài đặt lên máy chủ cho phép mọi người cùng sử dụng một cách nhất quán.
-Bảo vệ dữ liệu: Do những dữ liệu quan trọng nhất thường được lưu trữ trên máy chủ nên nó thường được cài đặt cơ chế bảo vệ dữ liệu rất chặt chẽ, bảo vệ dữ liệu đề cập đến các phương tiện bảo vệ sự toàn vẹn của thông tin được lưu trữ trên máy chủ.
Multitasking: Là kỹ thuật thực thi nhiều nhiệm vụ cùng lúc chỉ sử dụng một CPU, thực
tế thì CPU không thể xử lý nhiều hơn một tiến trình cùng lúc, tuy nhiên CPU được tổ chức phân chia thời để thực hiện nhiều tiến trình, quá trình chuyển đổi giữa các tiến trình rất nhanh tạo cảm giác các tiến trình được xử lý đồng thời.
Multiprocessing: Là kỹ thuật sử dụng nhiều CPU để xử lý một hoặc nhiều tiến trình,
NOS sẽ thực hiện việc phân chia nhiệm vụ cho từng CPU cũng như quản lý quá trình thực hiện của từng CPU.
Multiuser: Là kỹ thuật có thể cho nhiều người sử dụng cùng truy cập vào một thời
điểm.
Các hệ điều hành mạng phổ biến hiện nay bao gồm:
Microsoft Windows: Windows NT 3.51, NT 4.0, 2000, XP,2003 và .NET. Novell NetWare: NetWare3.12, IntraNetWare 4.11, NetWare 5.0 và 5.1. Linux: Red Hat, Caldera, SuSE, Debian, và Slackware.
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NAS 2.1.KHÁI NIỆM VỀ NAS:
Hình 2.1:hệ thống lưu trữ mạng NAS
NAS là công nghệ lưu trữ theo đó các thiết bị lưu trữ đặc biệt được gắn trực tiếp vào mạng IP và sử dụng các giao thức chia sẻ file để cho phép các thiết bị trên mạng IP truy cập vào dữ liệu. Các thiết bị NAS cũng được gán các địa chỉ IP cố định và được người dùng truy nhập thông qua sự điều khiển của máy chủ. Trong một số trường hợp, NAS có thể được truy cập trực tiếp không cần có sự quản lý của máy chủ.NAS giống một máy chủ mạng từ đó các máy trạm có thể truy cập để nhận file dữ liệu. Hệ thống lưu trữ đính kèm có thể mang tên một ổ đĩa hoặc được gọi là một thiết bị lưu trữ từ xa.
2.2.CÁC CHỨC NĂNG CỦA NAS
2.2.1.Sử dụng NAS Truy Cập Tập Trung Và Hỗ Trợ Đa Hệ Điều Hành.
Thay vì chia sẻ các thư mục với Windows và cấu hình các file từ các máy tính, các thiết bị NAS kết nối một cách trực tiếp với mạng. Chúng là các máy tính mini, chính vì vậy có thể lưu trữ các file trên chúng và truy cập đến chúng từ tất cả các máy tính.
Một lý do nữa là vì các thiết bị NAS được thiết kế chuyên cho việc chia sẻ mạng, chính vì vậy chúng hỗ trợ nhiều hệ điều hành và có nhiều tính năng bổ sung.
Hệ thống lưu trữ mạng ra đời nhằm giải quyết các thách thức gắn liền với cơ sở hạ tầng dựa trên máy chủ như DAS. Do đó, các máy trạm phải truy cập vào máy chủ này để kết nối đến thiết bị lưu trữ. Điều này trái ngược với các thiết bị lưu trữ qua mạng như NAS hay SAN, cho phép các máy trạm và máy chủ kết nối vào thông qua hệ thống mạng.
Hệ thống lưu trữ nối mạng (NAS) là một thiết bị chuyên dụng, bao gồm đĩa cứng và phần mềm quản lý, được dành riêng cho việc phục vụ các tập tin trên mạng. Với 2 chức năng là chia sẻ tập tin và phục vụ ứng dụng trong mô hình DAS, một máy chủ có khả năng làm chậm hệ thống mạng. NAS làm giảm nhẹ các khả năng lưu trữ và phục vụ tập tin của máy chủ này, mang lại nhiều sự linh hoạt trong việc truy xuất dữ liệu.
NAS là một lựa chọn lý tưởng cho tìm kiếm một giải pháp đơn giản và hiệu quả về chi phí nhằm đạt được sự truy xuất dữ liệu nhanh chóng cho hàng loạt người dùng ở mức tập tin. Lợi điểm của NAS là tốc độ và năng suất. NAS phổ biến trong thị phần các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với các công ty nhỏ, NAS là một giải pháp “plug-and- play”, dễ cài đặt, triển khai và quản lý, thậm chí không cần nhân viên IT.
Vì các tài nguyên không thể được chia sẻ trong DAS, các hệ thống này có thể đang sử dụng ít hơn 50% dung lượng hiện có. Với NAS, tỷ lệ sử dụng này sẽ cao hơn vì hệ thống lưu trữ được chia sẻ giữa hàng loạt máy chủ.
NAS là một sự đầu tư hấp dẫn mang lại nhiều giá trị to lớn, xét về khía cạnh tăng thêm các máy chủ mới hay mở rộng dung lượng của các máy chủ hiện có. Các hệ thống NAS có thể cung cấp dung lượng lưu trữ đến hàng terabytes mà vẫn chiếm rất ít không gian, nâng cao khả năng sử dụng hiệu quả không gian của trung tâm dữ liệu. Khi dung lượng tiếp tục tăng, các doanh nghiệp có yêu cầu mở rộng cao sẽ càng nhận thấy tính hiệu quả về kinh tế cùa NAS so với DAS. Hàng loạt các hệ thống NAS cũng có thể được quản lý tập trung, tiết kiệm thời gian và công sức.
NAS thường được dùng làm giải pháp cho những ứng dụng không có tính quan trọng và không đòi hỏi về reliability cao hay performance cao. Trong trường hợp NAS server failed thì không có tạo ra những thất thoát nặng nề như là mất hàng triệu đô la trong thị trường trong lúc giao dịch hoặc các ứng dụng trong bệnh viện , trung tâm y tế . Nói chung là NAS được dùng ở các "FILES servers" và các ứng dụng bé nhỏ không nhu cầu cao tốc và High Availability. Một ví dụ cụ thể nhất là NAS có có thể được dùng trong các giải pháp DR hoặc là storage pool như la TSM storage pool (disk, near disk ...) hoặc trong các ứng dụng data replication, Continuous data ...
Giải pháp NAS luôn đi chung với mạng IP networking như là các giải pháp switches and routers của Jupiter hoặc Cisco, Nortel ...
2.2.2.Những Uu Điểm Của Việc Sử Dụng Các Thiết Bị NAS
Hỗ trợ Recycle bin: Nếu bạn hoặc người dùng nào đó xóa các file từ thư mục chia sẻ
trong Windows trên các máy tính khác, khi đó chúng sẽ không được chuyển vào recycle bin mà sẽ bị xóa một cách vĩnh viễn.
Rõ ràng điều này có thể là một vấn đề lớn nếu sau đó bạn muốn khôi phục các file. Tuy nhiên một số thiết bị NAS (chẳng hạn như FreeNAS) có tính năng recycle bin có thể giúp bạn trong những tình huống như vậy.
Các máy tính không phải bật để truy cập chia sẻ:
Thiết bị NAS cho bạn có một địa điểm lưu trữ tập trung, chính vì vậy bạn luôn có thể truy cập các file mình muốn, dù các máy tính đó có được bật hay không. Kiểm soát tốt và dễ dàng hơn quá trình chia sẻ: Bạn có thể quản lý người dùng và nhóm người dùng, sử dụng một số quyền hạn cụ thể. Vì NAS cung cấp sự thẩm định bằng mật khẩu nên các máy tính không cần phải có các tài khoản tương xứng.
Tuy nhiên do NAS chỉ kiểm soát sự truy cập, nên việc cần đến các tài khoản Windows trên tất cả các máy tính là không cần thiết.
Hỗ trợ các giao thức chia sẻ file nguyên bản của Windows, Linux và Mac OS X:
Không cần cài đặt các giao thức tương xứng giữa các hệ điều hành khác nhau; NAS làm việc với tất cả các giao thức mặc định của các hệ điều hành.
2.3.GIAO THỨC TRONG NAS
2.3.1.Giao Thức Server Message Block
Server Message Block (SMB) hoạt động như một giao thức mạng lớp chủ yếu được sử dụng để cung cấp truy cập chia sẻ với các tập tin,máy in,cổng nối tiếp, truyền thông và giữa các nút trên mạng. Nó cũng cung cấp một xác nhận quá trình giao tiếp cơ chế. Hầu hết các SMB bao gồm việc sử dụng máy tính chạy Microsoft Windows, nơi nó thường được gọi là "Microsoft Windows Network".
2.3.1.1.Thực Hiện
Client-server thực hiện
SMB hoạt động, nơi mà khách hàng có yêu cầu cụ thể và làm cho máy chủ đáp ứng phù hợp. Một phần của giao thức SMB cụ thể đề với quyền truy cập vào hệ thống tập tin, chẳng hạn mà khách hàng có thể yêu cầu một , nhưng một số phần khác của giao thức SMB chuyên về truyền thông liên quá trình .
SMB-Sever làm cho hệ thống tập tin của họ và các nguồn lực khác có sẵn cho các khách hàng trên mạng. Máy tính khách hàng muốn truy cập vào hệ thống tập tin được chia sẻ và máy in trên máy chủ, và trong chính SMB chức năng này đã trở thành nổi tiếng nhất.
Hiệu suất
Nhiều người tin rằng làm cho việc sử dụng giao thức SMB làm nặng của băng thông mạng vì mỗi khách hàng phát hiện diện của nó với toàn bộ mạng con. SMB tự nó không sử dụng chương trình phát tín hiệu. Việc phát sóng các vấn đề thường liên kết với SMB thực sự bắt nguồn với các giao thức NetBIOS địa điểm dịch vụ. Theo mặc định, Microsoft Windows trên máy chủ sẽ sử dụng NetBIOS để quảng cáo và định vị
các dịch vụ.NetBIOS chức năng của các dịch vụ phát thanh truyền hình có sẵn trên một máy chủ cụ thể tại các khoảng đều đặn. Trong khi điều này thường làm cho một mặc định chấp nhận được trong một mạng lưới với ít hơn 20 máy chủ, lưu lượng phát sóng sẽ gây ra những vấn đề như số lượng tăng lên host.