Câu 1. Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp? Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò như thế
nào đối với quá trình đổi mới kinh tế-xã hội của nước ta?
Đáp án
- Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế- xã hội và môi trường.
- Vai trò của tổ chức lãnh thổ kinh tế.
Đây là một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là nhân tố giúp quá trình đổi mới kinh tế-xã hội của nước ta thành công.
Câu 2. Thế nào là khu công nghiệp? Tại sao các khu công nghiệp lại phân bố ở Đông Nam Bộ và
Đồng bằng Sông Hông ?
Đáp án
- Thế nào là khu công nghiệp.
Khu công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới, do chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định. chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
- Tại sao khu công nghiệp lại phân bố ở Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng.
Tại vì: Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội ( dân cư và lao động có trình độ cao, là trung tâm kinh tế, mạng lưới đo thị phát triển, có vốn, nguyên liệu và tổ chức quản lý tốt.
Câu 3. Trình bày đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp. Vì sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
là các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia?
Đáp án
- Đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp.
+ Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lý thuận lợi.
+ Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kỹ thuật, công nghệ.
+ Có xí nghiệp nòng cốt, hạt nhân. + Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
- Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia vì trong sự phân công lao động theo lãnh thổ Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh sức ảnh hưởng mang tầm cỡ quốc gia.
Câu 4. So sánh hai hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta: Khu công nghiệp tập trung
và trung tâm công nghiệp.
Đáp án
- Giống nhau: Tập trung nhiều nhiều các xí nghiệp công nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao, sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu thụ trong nước, vừa để xuất khẩu, có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp
- Khác nhau: Phạm vị khu công nghiệp tập trung nhỏ hơn trung tâm công nghiệp. Khu công nghiệp tập trung có ranh giới rõ ràng và không có dân cư sinh sống còn trung tâm công nghiệp gắn với các đô thị vừa và lớn có nhiều dân cư
Câu 5. Trình bày đặc điểm chính của vùng công nghiệp. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ
trọng giá trị sản xuất công nghiệp đứng hàng đầu cả nước?
Đáp án
- Đặc điểm chính của vùng công nghiệp. + Là vùng lãnh thổ rộng lớn.
+ Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.
+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa. + Có các ngành phục vụ và bổ trợ.
- Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp đứng hàng đầu cả nước vì. + Đây là vùng có vị trí địa lí thuận lợi
+ Có nhiều tài nguyên thiên nhiên thuận lợi phát triển công nghiệp + Có dân cư và lao động có trình dộ kỹ thuật
+ Có thành phố Hồ Chí minh là trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia. + Có mạng lưới đô thị dày đặc, phát triển
+ Có thị trường lớn cả trong nước và quốc tế + Có nguồn vốn lớn
+ Có công nghệ hiện đại
+ Có trình độ tổ chức quản lý tốt.
Câu 6. Dựa vào Atlat địa lý Việt nam và kiến thức đã học, hãy trình bày quy mô và cơ cấu ngành
công nghiệp ở trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Đáp án
- Quy mô: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hai trung tâm công nghiệp quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng. lớn nhất trong các trung tâm công nghiệp của cả nước.
- Cơ cấu: Hà Nội có ngành Cơ khí, Hóa chất, Điện tử, Sản xuât ôtô, Luyện kim đen, Chế biến nông sản, Sản xuất giấy, xenlulô, Dêt may, Sản xuất vật liệu xây dựng.
- TP Hồ Chí Minh có Cơ khí, Hóa chất, Điện tử, Sản xuât ôtô, Luyện kim đen, Luyện kim màu, Chế biến nông sản, Sản xuất giấy, xenlulô, Dêt may, Sản xuất vật liệu xây dựng. Đóng tàu. Nhiệt điện.