Căn cứ vào quy định của BLDS (Đ122) và các quy định có liên

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế phần 2 (Trang 37)

quan, có thể xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực khi có

đủ các điều kiện sau:

- Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn hoạt động mua bán, chủ thể tham gia hợp đồng mua bán chủ yếu là các thương nhân.

- Thứ hai, đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm quyền. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán, cần lưu ý quy định tại Điều 145 BLDS, theo đó khi người không có quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán, sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp thuận. Bên đã giao kết hợp đồng với người không có quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì hợp đồng đó không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với bên được đại diện nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao kết hợp đồng với mình, trừ trường hợp bên đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.

Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, hợp đồng mua bán được giao kết đảm báo các nguyên của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Theo quy định của BLDS, việc giao kết hợp đồng nới chungvà hợp đồng mua bán phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao

CPD

kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Những hành vi cưỡng ép, đe doạ, lừa dối để giao kết hợp đồng… là lý do dẫn đến hợp đồng mua bán không có hiệu lực.

Thứ năm, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Theo Điều 24 Luật Thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải xác lập bằng văn bản thì phải tuân theo quy định đó.

5) Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá:

a) Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa:

- Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác.

- Thực hiện một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau.

- Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

b) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán: * Nghĩa vụ cơ bản của bên bán:

Giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên bán đều có liên quan và nhằm mục đích hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua. Theo quy định của Luật Thương mại 2005, bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thoả thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của pháp luật.

- Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng.

Đối tượng và chất lượng hàng hoá là những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên bán phải thực hiện giao hàng đúng chất lượng và đúng đối tượng theo thoả thuận và theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, phải căn cứ vào nội dung cụ thể của hơp đồng để xác định vấn đề này. Trường hợp không thể xác định được theo hợp đồng thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật.

Khi hàng hoá giao không phù hợp với hợp đồng, bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác) được xác định như sau:

+ Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó.

+ Trong thời hạn khiếu nại theo quy định (trừ trường hợp bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết của hàng hoá), bên bán phải chịu trách

CPD

nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro.

+ Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.

Nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao hàng thiếu hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vấn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời gian còn lại. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục này mà gây bất lợi hoặc là phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.

Trường hợp không có thoả thuận khác, người mua có quyền từ chối nhận phần hàng hoá giao thừa, người bán phải nhận lại số hàng hoá thừa và chịu mọi chi phí liên quan. Trường hợp người mua nhận số hàng thừa thì phải thanh toán số hàng này theo giá do các bên thoả thuận.

- Giao chứng từ kèm theo hàng hoá.

Trong nhiều trường hợp việc giao hàng hoá còn bao gồm cả việc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa (chứng nhận chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ…) Theo Luật Thuơng mại năm 2005, trường hợp có thoả thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thoả thuận; Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại thời điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng; Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thoả thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại; khi bên bán khắc phục những thiếu sót của các chứng từ mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh các chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.

- Giao hàng đúng thời hạn:

Những nội dung liên quan đến điều khoản giao hàng như thời gian, địa điểm, phương thức giao hàng thường được các bên thoả thuận phù hợp với đặc điểm của hàng hoá trong hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận những vấn đề này trong hợp đồng thì áp dụng các quy định của pháp luật. Theo Luật Thương mại 2005, trường hợp chỉ có thoả thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua; trường hợp không có thoả thuận về thời điểm giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.

- Giao hàng đúng địa điểm: CPD

Bên bán phải giao hàng đúng địa điểm theo thoả thuận trong hợp đồng. Nếu các bên không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:

+ Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó.

+ Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng có người vận chuyển đầu tiên.

+ Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hóa nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại điạ điểm đó.

+ Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng ( K2 Đ35).

- Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng.

Theo Luật Thương mại, trường hợp có thoả thuận về quyền kiểm tra hàng của bên mua thì bên bán phải đảm bảo cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Bên mua phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Nếu bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa theo thoả thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. Sau khi kiểm tra hàng, nếu phát hiện hàng hoá không phù hợp với hợp đồng, bên mua phải thông báo cho bên bán trong một thời hạn hợp lý. Nếu bên mua không thực hiện thông báo này, bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa, trừ trường hợp các khiếm khuyết của hàng hóa không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.( Đ44).

- Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa.

Bên bán phải đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua. Bên bán phải đảm bảo tính hợp pháp về quyền sở hữu đối với hàng hoá giao cho bên mua; đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hoá đó không bị tranh chấp bởi bên thứ ba (Đ433).

Để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa mua bán, pháp luật quy định bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách nhiệm troing trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa được bán (Đ46).

- Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua

Theo Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thoả thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từng bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hoá được chuyển giao. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận, quyền sở hữu hàng hoá có thể được chuyển giao ở những

CPD

thời điểm khác nhau, tuỳ thuộc tính chất của việc chuyển giao hàng hoá và phương thức mua bán.

- Rủi ro đối với hàng hóa:

Về nguyên tắc chung, việc xác định trách nhiệm chịu rủi ro đối với hàng hóa trước hết phải căn cứ vào sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng. Trường hợp các bên không có thoả thuận thì áp dụng quy định của pháp luật. Theo Luật Thương mại 2005, vấn đề xác định trách nhiệm rủi ro đối với hàng hóa được quy định trong các trường hợp sau đây:

+ Thứ nhất, chuyển rủi ro trong trường hợp có đia điểm giao hàng xác định: Nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đẽ nhận hàng hóa tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

+ Thứ hai, chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: Nếu hợp đồng có quy định về việc chuyển hàng hóa và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

+ Thứ ba, chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển: nếu hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau:

. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa

. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

Thứ tư, chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển: Nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua từ thời điểm giao kết hợp đồng.

- Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá

Bảo hành là việc bên bán, trong một thời gian nhất định, phải chịu trách nhiệm về hàng hoá sau khi đã giao hàng hoá cho bên mua. Việc bảo hành được thực hiện theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác (Điều 49 Luật Thương mại). Những vấn đề về bảo hành hàng hoá không được quy định cụ thể trong Luật Thương mại (quyền

CPD

yêu cầu bảo hành, phương thức thực hiện nghĩa vụ bảo hành, bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành…), nếu các bên không thoả thuận thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 446 – 448).

* Nghĩa vụ cơ bản của bên mua:

- Nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền:

Nhận hàng và thanh toán tiền là nghĩa vụ cơ bản của bên mua, tương xứng với nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá của bên bán. Nhận hàng được hiểu là việc bên mua tiếp nhận trên thực tế hàng hoá từ bên bán. Bên mua hàng hoá có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận . Khi nhận hàng, bên mua phải thực hiện những công việc hợp lí để giúp bên bán giao hàng; những công việc này có thể khác nhau trong những trường hợp cụ thể. Theo Luật Thương mại, sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá đã được giao, nếu các khiếm khuyết của hàng hoá đã được giao, nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.

Khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng theo đúng hợp đồng mà bên mua không tiếp nhận thì bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp chế tài theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trường hợp này bên bán phải áp dụng các biện pháp cần thiết trong khả năng có thể, với chi phí hợp lí để

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế phần 2 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)