Vẽ âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời, chứng cớ là « người ta tìm thấy

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng ôn tập hè văn lớp 8 lên lớp 9 (Trang 43)

một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn ».

Người hoạ sĩ già ấy đã phải trả giá như thế nào cho bức vẽ chiếc lá cuối cùng của mình ?

- BỊ viêm phổi nặng và đã chết vì sưng phổi

Nêu cảm nhận của em về cái chết của cụ Bơ men ?

Cái chết của Bơ men thật là cao cả. Ông không chỉ thương xót, mà đã tìm ra cách để chữa căn bệnh nguy hiểm trong trí não giôn-xi, dù ông có phải xông pha trong bão tuyết. Bơ Men trở về và làm việc thầm lặng dưới ngọn đèn bão tuyết tù mù. Trong đêm mưa rét ấy, một kiệt tác đã hoàn thành, kịp

thời thay thế cho chiếc lá vừa rung. Và cũng trong đêm mưa gió bão bùng ấy, sau khi vẽ bức kiệt tác trong tình thương của mình lên bức tường cáo tới sáu thước, bước xuống khỏi cái thang chông chênh, ông già đã bị viêm phổi nặng, rồi hai ngày sau ông đã lặng lẽ đi vào cõi vĩnh hằng. Cái chết lặng lẽ, sự hi sinh thầm lặng của ông ít ai biết đến, nhưng chính nó đã cứu sống được một mạng người- một con người còn rất trẻ và biết đâu, đó lại là một tài năng vĩ đại sau này sẽ tiếp tục con đường nghệ thuật chân chính mà Bơ men đã theo đuổi suốt đời. Cái chết là rất đáng ghét nhưng trong trường hợp của Bơ men, nó vô cùng đang kính trọng, bởi nó càng khẳng định lòng yêu thương con người, sự hi sinh cao cả vì con người của người nghệ sĩ già. Bác Bơ men đã chết nhưng tác phẩm kiệt xuất của bác vẫn sống mãi với hai cô gái nghèo, vẫn sống mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc. Bởi vì tác phẩm đó đã biểu hiện tất cả phẩm chất cao đẹp của bác : nghèo nhưng vô cùng nhân hậu, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh. Bác là biểu tượng của nghệ thuật vị nhân sinh cao cả.

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng ôn tập hè văn lớp 8 lên lớp 9 (Trang 43)