Vệ sinh nhân viên nhà bếp và cô giáo cho trẻ ăn

Một phần của tài liệu Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em Chương IIII (P3) - GV. Thân Thị Diệp Nga (Trang 66)

VI: VỆSINH ĂN UỐNG VỆSINH THỰC PHẨM

3- Vệ sinh nhân viên nhà bếp và cô giáo cho trẻ ăn

ăn

Nhân viên phục vụ trong bếp phải:

Có giấy chứng nhận sức khỏe tốt, không bị bệnh ngoài da và lây nhiễm.

Những người bị bệnh: lao phổi, mang vi trùng đường ruột (tả, lị, thương hàn…), bệnh nhiễm trùng ngoài da không được làm việc.

3- Vệ sinh nhân viên nhà bếp và cô giáo cho trẻ ăn ăn

Nhân viên phục vụ trong bếp phải:

- Phải cắt móng tay thường xuyên, không đeo nhiều đồ trang sức, nhẫn có hột…

- Rửa tay sạch bằng xà phòng sau mọi hoạt động có thể gây ô nhiễm thức ăn, sau mỗi lần cầm vật bẩn như nùi giẻ lau bàn, giỏ rác, sau khi đi vệ sinh… - Phải được tẩy giun 6 tháng một lần.

Vệ sinh cô chăm sóc trẻ

- Phải được khám sức khỏe định kì hằng năm và được xét nghiệm phân ít nhất 1 năm 1 lần.

-Không tiếp xúc với thức ăn của trẻ khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn, nhiễm trùng ngoài da hoặc có các dấu hiệu của bệnh lây truyền.

-Nếu bị bệnh phải điều trị ngay và nghỉ đến hết thời gian cách li do y tế quy định.

-Nếu có vết thương do bị đứt tay hay nhiễm trùng thì phải băng kín bằng vật liệu không thấm nước:

- Đầu tóc quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Móng tay phải được cắt ngắn và luôn sạch sẽ.

VI: VỆ SINH ĂN UỐNG- VỆ SINH THỰC PHẨM

- Cô phải thường xuyên mặc đồng phục theo quy định (cô trường bắt buộc đến giờ ăn cô phải thay trang phục riêng theo quy định).

- Khi chia thức ăn cho trẻ cô phải đội mũ, đeo khẩu trang.

- Đồ dùng cá nhân của cô phải riêng biệt, cô không được sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ.

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn và tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ, sau khi quét dọn.

Vệ sinh chăm sóc trẻ trong bữa ăn

-Không cho trẻ ăn, uống quá nóng.

- Không cho trẻ ăn nguội quá, nhất là vào mùa lạnh. - Khi cho trẻ ăn không thổi vào thức ăn của trẻ.

- Không chạm tay vào vú bình sữa, thìa, vào lòng các dụng cụ đựng thức ăn và nước uống của trẻ.

- Không cho trẻ ăn chung thìa, bát, cốc.

- Không nhặt thìa rơi xuống đất cho trẻ ăn. - Không cho trẻ ăn thìa của trẻ khác.

- Trẻ ăn xong, cô cho trẻ lau tay, lau miệng, uống nước, cởi yếm ăn.

Vệ sinh sau bữa ăn

-Trẻ ăn xong, cô thu dọn bàn ăn ngay, nhặt cơm rơi vãi trên bàn, không hắt xuống nền nhà.

-Lau bàn bằng khăn ướt, giặt sạch và phơi khô khăn. -Quét sạch thức ăn rơi dưới đất. Lau hoặc rửa sạch sàn nhà sau mỗi bữa ăn.

-Rửa bát, thìa, nồi bằng nước xà phòng. Tráng lại ít nhất hai lần bằng nước sạch. Phơi nắng bát, thìa

riêng của từng nhóm. Sau khi phơi khô, đậy kĩ, cất ở nơi quy định và chỉ được dùng các dụng cụ trên để chia thức ăn chín.

- Trường nào có điều kiện thì trang bị máy hấp khử trùng dụng cụ dùng cho phục vụ ăn uống của trẻ sau khi đã rửa sạch.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

►Thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh

► Khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người

Một phần của tài liệu Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em Chương IIII (P3) - GV. Thân Thị Diệp Nga (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)