II.5: Công đoạn cắt
Kiểm soát quá trình cắt BTP:
Tổ trưởng hướng dẫn mọi người trong tổ thực hiện thủ tục này
1 Tổ trưởng nhận Kế hoạch sản xuất và Phiếu hoạch toán bàn cắt (tem sơ đồ).
2 Tổ trưởng thực hiện:
• Tính số lượng cắt/ ngày cho từng tổ may, ghi theo Phiếu hoạch toán bàn cắt • Lập Phiếu lãnh vải dựa vào Phiếu hoạch toán bàn cắt.
3 Tổ trưởng hoặc trưởng nhóm nhận và kiểm tra sơ đồ. Nếu không đúng yêu cầu cho điều chỉnh ngay.
4 Nhóm trưởng: ghi thông tin mặt sơ đồ về mã hàng, hợp đồng, OF/LIST, loại vải, màu sắc, số lớp, mặt vải nào nằm trên khi trải, chiều dài sơ đồ.
5 Phục vụ lãnh vải từ kho NPL.
6 Tổ trưởng hoặc trưởng nhóm kiểm tra, xác nhận số vải lãnh về đúng yêu cầu theo Phiếu lãnh vải. Nếu không đúng yêu cầu thì cho nhận thêm hay đổi trả ngay.
7 Công nhân trải vải.
8 Tổ trưởng hoặc trưởng nhóm kiểm tra bàn vải, ghi vào Phiếu kiểm tra. Nếu không đúng yêu cầu cho điều chỉnh ngay.
9 Công nhân khoan dấu.
10 Tổ trưởng hoặc trưởng nhóm kiểm tra bàn khoan, ghi vào phiếu kiểm tra. Nếu không đúng yêu cầu cho điều chỉnh ngay.
11 Công nhân cắt và phối bàn.
12 Tổ trưởng hoặc trưởng nhóm kiểm tra việc cắt- phối và chất lượng các BTP, ghi vào Phiếu kiểm tra. Nếu không đúng yêu cầu cho chỉnh sửa ngay.
13 Công nhân đánh số các BTP đã được phối bàn.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
14 Tổ trưởng hoặc trưởng nhóm kiểm tra đánh số, ghi vào Phiếu kiểm tra. Nếu không đúng yêu cầu cho chỉnh sửa ngay.
15 Tổ trưởng lưu các sơ đồ theo TT Kiểm soát Hồ sơ Chất lượng.
Công việc lãnh vải của phục vụ tổ cắt:
1. Nhận vải tại kho nguyên liệu theo Phiếu Lãnh Vải.
2. Kiểm tra màu, loại vải trên tem của nhà sản xuất đúng theo yêu cầu.
3. Dùng thước dây kiểm tra khổ vải trên cây phù hợp tổ sơ đồ (thước day phải có tem hiệu chuẩn của Bộ phận Đảm bảo Chất lượng).
4. Ghi số vải thực lãnh vào Phiếu Lãnh Vải.
5. Chuẩn bị khung sắt, xe lắc tay sạch sẽ, an toàn.
Xếp vải đặt ngay ngắn lên khung sắt, dùng xe lắc tay chuyển về khung chuẩn bị của tổ cắt. Khi sắp xếp, vận chuyển chú ý không làm dơ hay hư hỏng vải.
6. Hoàn trả lại kho:
- Khi lãnh dư định mức: ghi loại vải, màu, số lượng còn lại của từng cây vải. Lưu ý sắp xếp, vận chuyển không làm dơ hay hư hỏng vải.
- Khi vải kém chất lượng: yêu cầu trưởng bộ phận Đảm bảo Chât lượng xác nhận tren từng cây vải.
II.5.1: Trải vải:
1 Chuẩn bị bàn vải, thiết bị dụng cụ sạch sẽ, an toàn để không làm dơ hay hư hỏng vải. Đặt sơ đồ lên bàn trải, lấy dấu chiều dài sơ đồ, đo khổ sơ đồ.
2 Căn cứ vào mã hàng chuẩn bị trải, kiểm tra đối chiếu TCKT (tên vải, code vải), tác nghiệp vải (tên vải, code vải, màu vải) và roll vải (tên vải, màu vải) Kiểm tra khổ vải có phù hợp với sơ đồ trải, khổ vải tính từ bờ trong giữa hai biên vải từ 1cm < khổ vải < 0.5cm so với sơ đồ phù hợp.
Kiểm tra sự loang màu giữa hai biên không khác quá rõ so với mắt thường.
3 Ghi Phiếu kiểm tra sơ đồ/ trải vải/ khoan dấu/ cắt – phối/ đánh số.
4 Tiến hành trải vải, giữ cho lớp vải thẳng, canh một bên biên thẳng, trải đủ số lớp theo yêu cầu (lưu ý mặt vải nào nằm trên). Trải vải theo đúng kỹ thuật, mặt bàn trải phải phẳng không dợn sóng, hai đầu bàn chừa 1cm theo sơ đồ và đồng đều.
5 Cắt mẫu vải khoảng 10cm ở cuối roll đính tem vải và lưu lại (thời gian lưu theo Phiếu kiểm tra sơ đồ/ trải vải/ khoan dấu/ cắt – phối/ đánh số), trên tem phải ghi số OF mã hàng đã trải. Nếu không sử dụng hết roll vải, đính tem vải vào phần còn lại của roll vải để người sau trải tiếp có thể kiểm tra.
6 Đặt sơ đồ giấy lên lớp vải trên cùng, ghim kim để giữ sơ đồ không bị xê dịch.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
7 Cách tính bàn vải: khi trải hết roll vải, đếm số lớp đã trải nhân với chiều dài sơ đồ (lưu ý cộng thêm 2cm đầu bàn) + đầu khúc còn lại + số mét vải lỗi đã cắt bỏ, sau đó so sánh lại với số mét roll vải ghi trên tem xem có đúng không, nếu thiếu phải báo ngay cho Tổ trưởng hoặc Trưởng nhóm.
8 Đầu khúc sau khi trải phải ghi rõ code vải trên đầu khúc để khi triệt tiêu đầu khúc không bị lẫn lộn.
9 Lưu ý khi phát hiện vải lỗi:
- Lỗi nhỏ: sợi màu, chập hoặc đứt sợi ngắn… đánh dấu lỗi thay thân.
- Lỗi lớn: lỗi sợi ngang, sợi dọc: cắt lọc tính toán phần nối sơ đồ sao cho phù hợp.
- Không tiến hành trải những roll: • Trong 10m vải có quá 5 lỗi.
• Khổ vải biến động trong roll đến 2cm (trừ lông thú, gòn, vải nỉ, vải thun). • Roll có ánh màu khác so với tác nghiệp, ánh màu khác so với roll đang
trải, loang màu theo chiều dọc hoặc giữa hai biên thấy rõ.
• Những roll có điểm nghi ngờ: không thể hiện rõ tên vải, code vải (kể cả đầu khúc), dày hoặc mỏng hơn nhiều so với các roll khác, có dấu hiệu phân biệt trên roll, vải dẽ rách, ẩm ướt, có mùi hôi.
Trong các trường hợp trên phải báo ngay cho Nhóm trưởng hoặc Tổ trưởng xử lí.
II.5.2: Cắt vải:
Công nhân thực hiện khoan dấu:
1 Chuẩn bị máy khoan và kim khoan sạch sẽ, an toàn để không làm dơ hay hư hỏng vải.
Chọn kim đúng tiêu chuẩn:
- Kim 1mm dùng cho vải có polyester.
- Kim 1,5mm dùng cho vải100% cotton.
2 Kiểm tra cự li cần khoan của kim, điều chỉnh đúng dộ dày của bàn vải.
3 Lót ván mỏng dưới lớp cuối cùng của bàn vải ngay vị trí cần khoan.
4 Đặt máy khoan lên bàn trải, canh giọt nước trên máy làm chuẩn.
5 Khoan dấu:
- Chia đôi bàn trải theo chiều dọc, bắt đầu khoan hết một bên từ đầu bàn đến cuối bàn, sau đó khoan tiếp bên còn lại.
- Để tránh sót dấu khoan, phải khoan hết các dấu trên cùng một chi tiết rồi mới sang chi tiết khác.
6 Kiểm tra lại bàn trải đã khoan dấu.
Cắt và phối bàn:
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1 Cắt:
- Kiểm tra máy cắt,dao cắt thích hợp. Sử dụng theo đúng qui trình vận hành
- Vệ sinh bàn cắt, máy cắt, dao cắt sạch se, an toàn để không làm dơ hay hư hỏng vải – lưu ý khi chuyển từ bàn cắt vải màu đậm sang bàn cắt vải màu sang.
- Tiến hành cắt từ đầu bàn vải, cắt rời từng chi tiết một theo đường vẽ trên sơ đồ giấy.
- Bấm đúng cự li và đầy đủ các dấu được khoan bút đỏ.
- Kiểm tra các chi tiết đã cắt, đồng thời phát hiện dấu khoan còn sót
- Lưu ý nếu có một hay nhiều người cắt thì phải cắt từ cùng một đầu bàn, không được cắt từ hai phía tránh tình trạng sơ đồ bị đùa, lệch dấu khoan và ảnh hưởng đến các chi tiết sau cùng.
2. Phối bàn:
- Phối bàn theo mã số trên chi tiết của sơ đồ.
- Kiểm tra số lượng chi tiết đã cắt đúng vơi số lượng ghi trên sơ đồ mini.
- Vải thừa bỏ vào bao, quét sạch bàn cắt, chuẩn bị cắt tiếp bàn khác.
- Chuyển bàn phối sang đánh số.
II.5.3: Đánh số - Bóc tập – phối kiện:
Công nhân dựa vào bảng qui các đánh số để đánh số cho bán thành phẩm theo các bước sau:
1 Chuẩn bị bàn đánh số, ngăn xếp BTP sạch sẽ, an toàn để không làm dơ hay hư hỏng BTP.
Trong khi đánh số không được để các loại bút mực làm lem dơ BTP.
2 Đánh số:
- Xác định mặt vải:
• Thông thường đánh số lên mặt trái vải nếu không có qui định riêng. • Vải màu tối dùng bút sáp trắng, vải màu sang dùng bút chì.
- Số thứ tự đánh trước, số cỡ đánh sau(VD: 1/50).
- Trong 1 tập chỉ đánh số lớp đầu và lớp cuối. Chi tiết có ép keo, ép nhãn phải đánh số 100% và để riêng.
- Vị trí đánh số theo sơ đồ mini từng mã hàng.
3 Bóc tập:
- Theo STT từ 5 đến 10 sản phẩm tùy theo từng mã hàng.
- Riêng loại hàng áo gió do có nhiều chi tiết nên phải bóc tập theo từng bó 5 sản phẩm.
4 Phối kiện:
- Kiểm tra số lượng chi tiết theo sơ đồ mini
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Ghi rõ vào tem phối bàn số hợp đồng, mã hàng, OF/list, màu, số lượng, STT, cỡ vóc, tổ may, tên người đánh số, tên người cắt.
- Xếp chi tiết nhỏ bên trong, chi tiết lớn bên ngoài, buộc dây thành một bó có cột tem đã ghi.
- Ghi Phiếu theo dõi đôn số để ca sau đánh số đon theo.
- Xếp lên ngăn BTP của mỗi tổ.
II.6: Công đoạn may:
Công nhân may theo sự phân công và hướng dẫn của tổ trưởng, tổ phó (dựa vào bảng qui trình công nghệ và bảng qui cách may). Tổ trưởng, tổ phó, phục vụ chuyển các bán thành phẩm cho công nhân, chuển các chi tiết vừa may xong đến người may công đoạn tiếp theo.
Trong quá trình may, công nhân phải tự kiểm tra công đoạn mình may, người may sau kiểm tra người may trước xem đạt yêu cầu chưa, nếu chưa đạt phải báo cho tổ trưởng, tổ phó chuyển về lại cho người vừa may công đoạn bị lỗi tháo ra may lại. Nhân viên KCS chuyền thường xuyên tiến hành kiểm tra bán thành phẩm tại chuyền như sau:
- Kiểm tra các vị trí gắn nhãn, thùa khuy, đính bọ, tra dây kéo có đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật hay không.
- Kiểm tra đường may có bị co vặn, mất mũi, diễu mí không đều hoặc bị sụp mí hay không.
II.7: Công đoạn hoàn thành: II.7.1: KCS:
Kiểm tra lần 1:
Do công nhân kiểm hóa thực hiện:
A: Lấy mẫu: (thực hiện khi bắt đầu kiểm lô hàng mới).
1 Mỗi cỡ lấy 1 sản phẩm đầu tiên.
2 Xác định sản phẩm phù hợp:
- Mã hàng: dựa theo tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu (các hình vẽ, mô tả chung).
- Sử dụng nguyên phụ liệu: theo bản tác nghiệp nguyên phụ liệu và bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu (TCKT).
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Thông số: dùng thước dây đo các thông số có trong TCKT, vị trí đo (theo bảng hướng dẫn cách thức đo).
- Ghi phiếu kết quả đo thực tế vào mặt sau phiếu giao nhận hàng tại tổ may, so sánh với thông số trong TCKT:
• Trong dung sai: chấp nhận.
• Vượt ngoài dung sai hoặc có vấn đề không phù hợp (vải, nguyên phụ liệu, mật độ mũi chỉ, cách sử dụng chỉ, qui cách lắp ráp, sử dụng thiết bị,…) báo cho tổ trưởng KCS quyết định cách xử lý.
B: Cách thức kiểm tra: tỷ lệ kiểm tra 100% sản phẩm.
1 Tiến hành kiểm tra từng sản phẩm:
- Từ mặt trái sang mặt phải của sản phẩm.
- Kiểm tra các chi tiết trên sản phẩm (theo bảng hướng dẫn đánh giá các dạng lỗi)
- Bắt buộc mỗi sản phẩm phải đo một vị trí (ngực, eo, mông,…) để xác định sản phẩm phù hợp với nhãn cỡ.
2. Trong khi kiểm tra:
- Sản phẩm hư ở vị trí nào dán nhãn keo ở vị trí ấy để làm dấu.
- Ghi phiếu đánh lỗi, mỗi lỗi là một nét gạch.
- Ghi số lượng sản phẩm hư vào cột hàng trả: 1 sản phẩm là một nét gạch.
- Để sản phẩm hư vào xe có treo bảng “HÀNG SỬA”.
3 Sản phẩm đạt là sản phẩm nằm trong dung sai cho phép:
- Bắt buộc là mặt phải và được gấp gọn.
- Cột 1 bó cùng cỡ, có đính tem ghi tên người kiểm.
- Ghi số lượng đạt vào cột hàng đạt trong phiếu đánh lỗi, mỗi sản phẩm là một nét gạch.
- Để vào trong xe có treo bảng “HÀNG ĐẠT”. 4. Hàng sửa khi tổ may trả lại phải:
- Kiểm tra lại các vị trí hư.
- Kiểm tra lại toàn bộ sản phẩm, đo một vị trí (kích ngực, eo, mông,…) để xác định cỡ, nếu:
• Đạt: ghi vào cột hàng tái, mỗi sản phẩm là một nét gạch, gấp gọn để trên xe “HÀNG ĐẠT”.
5 Cuối ca:
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Ghi kết quả tổng kết vào ô tổng cộng của các hàng bằng số trong phiếu đánh lỗi.
- Ghi số lượng hàng đạt vào phiếu ghi nhận hàng tại tổ may.
- Yêu cầu tổ trưởng hoặc kỹ thuật tổ ký vào cột ký giao.
- Ký tên người kiểm soát vào cột ký chuyển. CÔNG TY CPQT PHONG PHÚ
XƯỞNG MAY PPGM
PHIẾU GIAO NHẬN HÀNG TẠI TỔ MAY
TỔ MÃ HÀNG:……… MÀU:……….HỢP ĐỒNG:………... OF……….. SỐ LƯỢNG:………
CỠ F. BÓ LŨYKẾ ĐẠT +TÁI LŨY KẾ KÝ GIAO CHUYỂNKÝ NHẬNKÝ SỐ LƯỢNG THEO CỠ NGÀY THÁNG CÔNG TY CPQT PHONG PHÚ XƯỞNG MAY PPGM
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP PHIẾU ĐÁNH LỖI MÀU:……… TỔ:……… OF:………. CA:………. MÃ HÀNG:……… NGÀY:……….. DẠNG LỖI/ VỊ TRÍ SỐ LƯỢNG TỔNG CỘNG TỔNG CỘNG: CỠ/ SIZE HÀNG ĐẠT HÀNG TÁI HÀNG TRẢ TỔNG CỘNG HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC ĐO ST T VỊ TRÍ MÃ SỐ CÁCH THỨC ĐO TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 ½ VÒNG NGỰC (A) 101 Đo ngang nách Xem phục
hình vẽ mô tả các vị trí đo
(tham khảo thêm TLKT từng mã hàng) 2 ½ EO ÊM (B) 102 Đo ngang eo để thun ở giữa
3 ½ EO CĂNG (B) 102 Căn hết phần thun khi đo
4 ½ VÒNG MÔNG(C) 103
Đo ngang bọ đối với quần, đối với áo đo phần rộng nhất hoặc theo TCKT
5 ½ LAI ÁO (D) 104
Phải vuốt thẳng nẹp trước + xẻ thân sau (nếu có)
6 RỘNG VAI (E) 105 Đo theo TCKT
7 DÀI ÁO 106 Giữa cổ thân sau đến lai,
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
theo hình vẽ TCKT
8 DÀI TAY (G) 107
Vuốt thẳng đo phần sóng tay hoặc theo TCKT
9 ½ BẮP TAY (H) 108 Tử ngã tư nách thẳng tớisóng tay
10 ½ CỬA TAY (I) 109a
Gài nút trước khi đo, một số mã hàng đo không gài nút theo TCKT
11 ½ ỐNG (D) 109b Đo ngang ống
12 DÀI QUẦN 111 Đo theo hình vẽ TCKT 13 ĐŨNG (Ẹ) 110 Đo từ tâm đáy đến lai
14 ½ ĐÙI _ Đo phần ống ngang đáy
15 DÂY KÉO 113 Chiều dài giới hạn giữa 2 chấu đồng 16 ½ VÒNG CỔ 112 Gài nút đo ngang chân cổ 17 CẮT THUN 114 Chiều dài thun cắt bán thành phẩm
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CÁC DẠNG LỖI
STT CHI TIẾT DẠNG LỖI ĐÁNH LỖI NHẬNCHẤP
1 Đường
may diễu
Bỏ mũi, đứt chỉ, lạng, sụp
mí, nối chỉ, lỏng chỉ. X /
Mật độ mũi chỉ không đúng
qui định hoặc không đều. X
± 0.5 mũi/ 1 cm Không nối chỉ 3 vị trí trên 1
đường thẳng, đối với mặt xtiền áo không nối chỉ 2 vị
trí gần nhau.
X /
Nhăn . X Cấp độ 4 + 5
Lại mũi < 1cm và > 2cm. X / Đường may không thẳng
ảnh hưởng đến ngoại quan.
X /
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Hai đường chỉ song song
không cùng loại,không cùng màu.
X /
Khoảng cách hai duongdf
chỉ không đều nhau. X /
2 Vắt sổ
Bỏ mũi, đứt chỉ, tuột mép
vải. X /
Mật độ mũi chỉ không đúng
qui định hoặc không đều. X
± 0.5 mũi/ 1 cm Nhăn, lỏng chỉ X / 3 Đườngcuốn Bỏ mũi, đứt chỉ. X / Xì mép vải, sụp mí, lỏng chỉ. X / Nhăn. X / Mật độ mũi chỉ không đúng
qui định hoặc không đều. X
± 0.5 mũi/ 1