Phân loại hàu:

Một phần của tài liệu Giao trinh MD 06 thu hoạch và tiêu thụ (Trang 30)

5.1. Yêu cầu từng loại

- Phân loại hàu Thái Bình Dương nhằm mục đích phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

- Hiện nay, trên thị trường tiêu thụ hàu thương thường chia ra 3 nhóm loại sản phẩm tương ứng với giá thành từ cao đến thấp đó là hàu loại I (loại lớn), hàu loại II (loại vừa) và hàu loại III (loại nhỏ).

- Phân loại hàu Thái Bình Dương thường chủ yếu dựa vào kích cỡ khối lượng cơ thể, ngoài ra cũng có thể dựa vào giới tính đực, cái của hàu.

- Ngoài ra việc phân loại cũng phụ thuộc vào mùa vụ sinh sản, ngày sinh sản. Hàu đã sinh sản rồi thì chất lượng ruột kém, nên cần thu hoạch trước khi hàu thương phẩm tham gia sinh sản.

- Phân loại hàu Thái Bình Dương dựa vào từng thị trường cụ thể để thực hiện phân loại.

- Kích cỡ phân loại của của hàu TBD gồm 3 kích cơ sau: + Hàu loại I: ≥ 100 g/ cơ thể

+ Hàu loại II : 50- 90g/ cơ thể + Hàu loại III: < 50 g/ cơ thể

- Kích cỡ này chỉ mang tính tương đối, kích cỡ này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu thị trường, cũng như đặc tính tiêu thụ từng vùng miền.

- Yêu cầu quan trọng là hàu phải còn tươi sống, ruột đẫy. 5.2. Phân loại

- Phân loại dựa vào nguồn gốc xuất sứ: hiện nay có nhiều nơi, nhiều tỉnh thành, nhiều vùng biển tham gia nuôi hàu Thái Bình Dương.

- Do nhiều nơi nuôi nên thị trường đánh giá chất lượng thông qua người tiêu dùng và chia ra một số hàu thương phẩm thông qua nguồn gốc nuôi:

+ Hàu nuôi ở tỉnh Quảng Ninh, thì hàu nuôi ở Vân Đồn được người tiêu thụ đánh giá cao và thương được ưa chuộng hơn khi tiêu thụ ngoài thị trường.

+ Hàu nuôi ở tỉnh Hải Phòng, thì hàu nuôi ở Cát Bà được người tiêu thụ đánh giá cao và thương được ưa chuộng hơn khi tiêu thụ ngoài thị trường.

+ Hàu nuôi ở các tỉnh miền Trung, miềm Nam....

- Tất cả những đánh giá về nguồn gốc này chỉ mang tính tham khảo thông qua thị trường tiêu tụ những năm qua trên thị trường, không phải là căn cứ chính. Căn cứ chính vẫn dựa vào kích cỡ, khối lượng hàu thương phẩm.

- Tiến hành phân loại hàu thông qua kích cỡ, khối lượng.

+ Bước 1: Cân điểm một số cơ thể hàu Thái Bình Dương loại I để riêng ra làm mẫu, đây là loại hàu lớn nhất trong trong bè sau khi đã làm sạch và để riêng ra một bên. Thông thường hàu thương phẩm loại I chiếm khoảng 30% tổng số lượng hàu trong bè.

+ Bước 2: Cân điểm một số cơ thể hàu thương phẩm loại II để riêng ra làm mẫu, đây là loại hàu phổ biến ở trong bè nuôi. Thông thường hàu loại II chiếm khoảng 60% tổng số lượng hàu trong bè nuôi.

+ Bước 3: Tiến hành chọn hàu bằng phương pháp thủ công để phân loại bằng cách chọn hàng loạt và so sánh nếu kích cỡ hàu thương phẩm tương đồng với hàu loại I làm mẫu thì để riêng về phía hàu loại I.

Nếu cỡ hàu tương đồng với hàu loại II làm mẫu thì để riêng vào hàu loại II.

Kích cỡ hàu nhỏ nhất còn lại thì xếp vào hàu loại III .

- Lưu ý: Trong trường hợp kích cỡ hàu tương đối đồng đều trong vụ nuôi thương phẩm thì chỉ cần căn cứ vào kích cỡ tiêu chuẩn để xác định cỡ hàu thương phẩm vừa thu hoạch là loại nào.

- Ví dụ:

+ Cách thứ nhất: Cân điểm 10- 30 cá thể hàu Thái Bình Dương thương phẩm đã được làm sạch bằng cân điện tử và tính trung bình.

+ Cách thứ hai: Nhặt ngẫu nhiên số lương cá thể hàu Thái Bình Dương thương phẩm để cân đủ 1kg đã được làm sạch và tính trung bình.

Nếu kích cỡ trung bình của 1 cá thể hàu kích cỡ ≥ 100g, thì toàn bộ hàu thương phẩm đợt thu hoạch này là loại I.

Nếu kích cỡ trung bình của 1 cá thể hàu kích cỡ trong khoảng 50- 900g, thì toàn bộ hàu thương phẩm đợt thu hoạch này là loại II.

Nếu kích cỡ trung bình của 1 cá thể hàu kích cỡ trong khoảng < 50g, thì toàn bộ hàu thương phẩm đợt thu hoạch này là loại III.

- Thông thường một đợt nuôi gọi là thành công hàu chủ yếu đạt kích cỡ loại I và loại II, hầu như không có loại III. Nếu hàu chủ yếu là loại III, thì người nuôi chưa tiến hành thu hoạch mà nuôi thêm cho lên đạt kích cỡ loại II là chủ yếu mới thu hoạch.

Một phần của tài liệu Giao trinh MD 06 thu hoạch và tiêu thụ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)