X. Xem xét tranh luận về Goto bằng các khái niệm Mâu Thuẫn của TRIZ:
CHƯƠNG IX: CÁC NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO ĐỂ ĐƠN GIẢN HÓA CÁC HỆ THỐNG PHỨC TẠP
CÁC HỆ THỐNG PHỨC TẠP
Mục đích chính của việc đề xuất Lập trình cấu trúc là đơn giản hóa các hệ thống phần mềm phức tạp. Chúng ta cùng xem xét những nguyên tắc sáng tạo TRIZ để đơn giản hóa các hệ thống phức tạp, lược bỏ các thành phần trong hệ thống với 7 nguyên tắc sau:
1. Nguyên tắc số 2: Tách riêng (tách thành phần gây cản trở hoặc không sử dụng ra khỏi hệ thống)
2. Nguyên tắc số 3: Phẩm chất cục bộ (thay đổi các thành phần đang tồn tại nhằm đạt được nhiều chức năng, đặc biệt ở các vị trí khác nhau)
3. Nguyên tắc số 5: Kết hợp (kết hợp các đối tượng, hoạt động, chức năng giống nhau hoặc có liên quan với nhau)
4. Nguyên tắc số 6: Vạn năng (làm cho một đối tượng hoặc cấu trúc thực hiện nhiều chức năng và loại bỏ những đối tượng, cấu trúc khác đi)
5. Nguyên tắc số 20: Tác động liên tục hữu hiệu (loại bỏ những hoạt động hay công việc ngắt quãng không liên tục)
6. Nguyên tắc số 25: Tự phục vụ (làm cho đối tượng hoặc hệ thống tự thực hiện các chức năng hoặc tự tổ chức)
7. Nguyên tắc số 40: Sử dụng vật liệu tổng hợp (tạo nên một cấu trúc tổng hợp bằng cách kết hợp nhiều nguyên liệu, cấu trúc, chức năng)
Ngoài ra, TRIZ còn đưa ra nhiều phương pháp khác như:
1. Cắt bỏ: thử loại bỏ một thành phần trước và thực hiện chức năng của nó bằng một thành phần khác đang tồn tại trong hệ thống.
2. Khuynh hướng của các vật liệu thông minh: sử dụng các vật liệu có khả năng thích nghi và đa chức năng.
3. Khuynh hướng giảm số lần chuyển đổi năng lượng.
Trong các phần trên, ta đã xem xét Lập trình cấu trúc dưới góc độ các nguyên lý Cắt bỏ, Phân nhỏ, Vạn năng. Làm cho mọi thứ “đơn giản nhưng hiệu quả” sẽ là cách tốt nhất để giảm thiểu độ phức tạp của hệ thống mà không đánh mất đi nhiều sức mạnh và chức năng của nó.
KẾT LUẬN
Với những vấn đề của Lập trình cấu trúc đã được phân tích và trình bày bên trên, chúng ta đã có một cái nhìn tổng quan về một trong những vấn đề chính yếu trong những ngày đầu của công nghệ phần mềm dưới góc nhìn của các nguyên tắc sáng tạo TRIZ. Bài tiểu luận đã đề cập đến những đề xuất đầu tiên của Lập trình cấu trúc với chỉ ba cấu trúc điều khiển cơ bản và dần dần được cải tiến thông qua việc giả quyết các mâu thuẫn với những tranh luận về câu lệnh Goto, để rồi cuối cùng đạt được sự thống nhất với bảy cấu trúc điều khiển. Qua quá trình phát triển và tiến hóa của Lập trình cấu trúc, ta có thể thấy được những nguyên tắc sáng tạo nào đã được vận dụng và vận dụng như thế nào.
TRIZ cung cấp nhiều công cụ rất hữu ích giúp chúng ta tập trung giải quyết các vấn đề nhanh chóng và dễ dàng hơn so với các phương pháp truyền thống. Có thể các vấn đề đưa ra chứa đựng cả mặt thuận lợi và bất lợi. Vì vậy, chúng ta cần phải đi sâu phân tích hơn nữa bằng các công cụ của TRIZ để giảm thiểu và loại dần các mặt bất lợi để dần dần có được giải pháp đúng đắn nhất cho vấn đề cần giải quyết.
Hy vọng rằng, bài tiểu luận đã góp những bước đầu tiên trong việc giới thiệu các cách giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo, để đưa những suy nghĩ tránh khỏi những lối mòn trong tư duy thông thường và biết cách áp dụng các nguyên lý sáng tạo vào trong thực tiễn cuộc sống ./.