3. Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1 Khái niệm về giá thành sản phẩm
3.2. Hạch toán chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp 1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3.2.1.1. Khái niệm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính (như gạch, xi măng, sắt), nguyên vật liệu phụ (như sơn, đinh, silicat), nhiên liệu (như xăng, dầu, chất đốt), bảo hộ lao động và các phụ tùng khác. Trong giá thành sản phẩm xây dựng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm một tỷ trọng lớn. Chi phí này được hạch toán riêng cho từng công trình.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm các chi phí nguyên vật liệu đã tính vào chi phí sử dụng máy thi công hoặc đã tính vào chi phí sản xuất chung, giá trị thiết bị nhận lắp đặt.
Vật liệu sử dụng cho xây dựng công trình, hạng mục công trình nào thì phải tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc, theo giá
thực tế và số lượng vật liệu đã sử dụng. Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành tiến hành kiểm kê vật liệu còn lại nơi sản xuất (nếu có) để ghi giảm trừ chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình. Trong trường hợp vật liệu xuất dùng cho nhiều công trình không thể hạch toán riêng cho từng công trình được thì kế toán áp dụng phương pháp phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Ta sử dụng công thức sau: Ci = T C x Ti Trong đó:
C: Tổng chi phí nguyên vật liệu cần phân bổ. T: Tổng tiêu thức phân bổ cho tất cả đối tượng. Ci: Chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho đối tượng i. Ti: Tổng tiêu thức phân bổ của đối tượng i.
Từ đó xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế đã sử dụng trong kỳ tiếp theo công thức sau:
Chi phí thực tế NVLTT trong kỳ
=
Trị giá NVL xuất đưa vào
sử dụng -
Trị giá NVL còn lại cuối kỳ chưa
sử dụng
-
Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)