Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng (Trang 93)

III. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIGLACERA

2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân

2.2. Nguyên nhân

Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định, nhưng những thành tích, kết quả những thuận lợi như trên còn rất nhỏ so với quy mô và tầm vóc lớn mạnh của Viglacera. Còn rất nhiều những nguyên nhân khách quan cũng như những mặt hạn chế chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả và sản lượng xuất khẩu của Viglacera trong thời gian qua, có thể kể đến như sau:

*Nguyên nhân chủ quan

 Do phải chấp nhận nhập khẩu nhiều nguyên liệu để phục vụ sản xuất, cộng thêm việc tăng cường khấu hao máy móc thiết bị nên giá cả sản phẩm của Viglacera còn cao, kém sức cạnh tranh so với các hãng trong và ngoài nước.

 So với các nhà sản xuất trong khu vực và trên thế giới, các đơn vị sản xuất của Viglacera còn tương đối non trẻ cả về thâm niên hoạt động cũng như kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu. Vì những lý do này, một mặt sản phẩm của

tác thực hiện xuất khẩu còn chưa hiệu quả và thiếu tính chuyên nghiệp, đội ngũ làm công tác xuất khẩu còn mỏng và ít tiếp xúc với hoạt động thực tiễn.

 Do mỗi đơn vị chỉ quan tâm xuất khẩu mặt hàng của mình, do vậy hoạt động marketing xuất khẩu đến nay còn rất thiếu tính đồng bộ. Đặc biệt sự phối hợp giữa các bộ phận, các đơn vị thành viên trong Tổng công ty chưa chặt chẽ, chưa tạo nên một sức mạnh tập thể để có thể phát huy tối đa khả năng và các cơ hội phát triển thị trường thế giới.

 Do Viglacera chưa có một chiến lược cụ thể nhằm quảng cáo, giới thiệu và nâng cao uy tín, thương hiệu Viglacera trên thị trường thế giới cũng như chưa có một chiến lược tổng thể dài hạn cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm Viglacera.

 Do công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Tổng công ty mới được chú trọng nên bước đầu đạt được hiệu quả chưa cao. Tuy tiến hành từ năm 1995 đến nay nhưng do kinh nghiệm còn yếu nên chưa đạt hiệu quả cao.

 Do Viglacera gặp phải những khó khăn về vận tải trong xuất khẩu. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia đã phát triển ngành sản xuất VLXD, từ những năm 1980 trong khi Việt Nam mới chỉ phát triển ngành này trong vòng 7-8 năm trở lại đây. Đặc trưng chung của ngành sản xuất VLXD là giá cước vận tải xuất khẩu thường từ 40 –60% giá xuất khẩu. Nếu xét về lợi thế so sánh khi cùng xuất khẩu sản phẩm sang một nước thứ 3. Ngoài giá bán (FOB) của các nước này thấp thì chi phí cho vận tải tới nước nhập khẩu cũng thấp hơn rất nhiều do đó càng có lợi thế cạnh tranh cao về giá. Có thể đưa ra một ví dụ cụ thể, hiện nay nếu muốn xuất khẩu gạch ốp lát sang Hoa Kỳ thì cước vận tải cho 1 Container 20’ khoảng

1800USD/cho 1200m2 gạch ceramic hoặc granite trong khi đó giá cước vận tải từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia chỉ ở mức 1200-1400 USD/con/20’. Như vậy, tổng giá trị sản phẩm của các nước này thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của Viglacera trên thị trường thế giới.

*Nguyên nhân khách quan

 Do Nhà nước còn hạn chế trong việc ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Hiện nay việc quảng bá giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ra thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp tự chủ động tiến hành thông qua các kỳ hội chợ triển lãm nước ngoài, qua mạng thông tin, Internet với qui mô nhỏ, manh mún, chưa có chiến lược lâu dài và ổn định.

 Do Vigalcera vẫn phải chịu một khoản chi phí khá lớn như các chi phí quảng bá, giới thiệu sản phẩm, các chi phí nội địa liên quan đến lô hàng xuất khẩu như: Vận chuyển, thủ tục hải quan, nâng hạ tại cảng, phí cầu đường… còn rất cao và chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời Nhà nước chưa có một cơ chế lâu dài và ổn định về hỗ trợ giá xuất khẩu cho một số ngành hàng trong đó có hàng VLXD.

 Do các doanh nghiệp gặp phải những khó khăn như thủ tục vay vốn phức tạp, lãi suất tín dụng còn cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá thành xuất khẩu của Tổng Công ty.

 Một trong những vấn đề còn hạn chế hiện nay là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của chính phủ như Cục xúc tiến thương mại và các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài còn chưa thông suốt, đôi khi thông tin chưa kịp thời, chậm chễ và chưa hiệu quả. Điều này rất khó cho các doanh nghiệp khi sử dụng các thông tin về thị trường nước ngoài.

Nhìn chung, tuy đã đạt được những kết quả khá khả quan trong hoạt động xuất khẩu, nhưng do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên vẫn còn khá nhiều tồn tại cần khắc phục.

Qua những phân tích trên chúng ta thấy cần phải có định hướng một chiến lược tập trung để tạo nên một phong trào chung đẩy mạnh công tác xuất khẩu của toàn Tổng công ty một cách đồng bộ và có trọng điểm. Qua đó có thể giảm thiểu những khả năng bất cập trong quá trình thực hiện. Đồng thời phát huy sức mạnh tiềm năng trong Tổng công ty Viglacera. Như vậy việc thống nhất từ đường lối tư tưởng chỉ đạo, phương hướng và phương pháp tiến hành từ lãnh đạo Tổng công ty tới các bộ phận chức năng của các đơn vị thành viên để đạt được các mục tiêu cụ thể là hết sức cần thiết. Điều này cũng phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước và phù hợp với xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường trong tiến trình hội nhập.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w