Phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu Xác định đồng thời độc tố vi nấm deoxynivalenol và zearalenone trong một số sản phẩm thực phẩm bằng LC MS và MS (Trang 29)

2.3.2.1. Tính đặc hiệu, chọn lọc

Để đánh giá tính chọn lọc của phƣơng pháp chúng tôi thực hiện phân tích và so sánh phổ của các chất phân tích trên 3 mẫu: mẫu trắng, mẫu chuẩn và mẫu thêm chuẩn. Mẫu trắng không đƣợc lên tín hiệu chất phân tích, mẫu thêm chuẩn phải có tín hiệu chất phân tích tại thời gian lƣu tƣơng ứng thời gian lƣu trên mẫu chuẩn.

Ngoài ra, tính chọn lọc còn đƣợc khẳng định bằng số điểm nhận dạng và tỷ lệ các ion theo tiêu chuẩn EC657/2002 của Châu Âu.

2.3.2.2. Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng

Giới hạn phát hiện (LOD): là nồng độ tối thiểu của một chất phân tích trong mẫu có thể phát hiện đƣợc nhƣng chƣa thể định lƣợng đƣợc.

Giới hạn định lƣợng (LOQ): là nồng độ tối thiểu của một chất có trong mẫu thử mà ta có thể định lƣợng và cho kết quả có độ chụm mong muốn.

Xác định LOD, LOQ dựa trên tỉ lệ tín hiệu nhiễu đƣờng nền (S/N): Phân tích mẫu thêm chuẩn ở nồng độ thấp còn có thể xuất hiện tín hiệu của chất phân tích (n=4). Xác định tỉ lệ tín hiệu chia cho nhiễu (S/N = signal to noise ratio)

LOD là nồng độ mà tại đó S/N= 3 LOQ là nồng độ mà tại đó S/N = 10

Trong đó: S là chiều cao tín hiệu của chất phân tích N là nhiễu đƣờng nền

2.3.2.3. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn

Khoảng tuyến tính của một phƣơng pháp là khoảng nồng độ ở đó có sự phụ thuộc tuyến tính giữa đại lƣợng đƣợc đo và nồng độ các chất phân tích.

Đƣờng chuẩn: là đƣờng biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa đại lƣợng đƣợc đo và nồng độ các chất phân tích.

Để xác định khoảng tuyến tính chúng tôi thực hiện đo các dung dịch chuẩn có nồng độ thay đổi và khảo sát sự phụ thuộc của tín hiệu vào nồng độ. Sau đó vẽ đƣờng cong sự phụ thuộc giữa diện tích pic thu đƣợc vào nồng độ, quan sát sự phụ thuộc cho đến khi không còn tuyến tính.

Sau khi xác định đƣợc khoảng tuyến tính của các chất tiến hành xây dựng đƣờng chuẩn trên nền mẫu thực, nhằm mục đích loại trừ ảnh hƣởng của nền mẫu đến kết quả phân tích. Vẽ đƣờng cong phụ thuộc giữa diện tích pic thu đƣợc (trục tung y) vào nồng độ (trục hoành x), quan sát sự phụ thuộc cho đến khi không còn tuyến tính.

2.3.2.4. Độ lặp lại và độ thu hồi

Độ lặp lại (đánh giá độ chụm) là mức độ gần nhau của các giá trị riêng lẻ của các phép đo lặp lại.

Độ đúng là mức độ gần nhau của giá trị phân tích với giá trị thực hoặc giá trị đƣợc chấp nhận. Độ đúng là khái niệm định tính và có thể đƣợc biểu diễn định lƣợng dƣới dạng độ thu hồi.

Để xác định độ lặp lại và độ thu hồi của phƣơng pháp phân tích, chúng tôi tiến hành thí nghiệm lặp lại trên nền mẫu trắng thêm chuẩn ở 3 mức nồng độ khác nhau của ZEA là 5, 20, 100 ng/ml và của DON là 50, 200, 1000 ng/ml và tính toán kết quả theo các công thức:

- Độ lặp lại đƣợc biểu diễn theo hệ số biến thiên CV (%).:

CV(%) = .100 x S 1 1 2 N x x S N i i Trong đó:

xi : Nồng độ tính đƣợc của lần thử nghiệm thứ “i”

x: Nồng độ trung bình tính đƣợc của N lần thử nghiệm.

n : Số lần thử nghiệm. - Độ thu hồi : R % =

Trong đó:

R: độ thu hồi (%)

Cc+m : Nồng độ chất phân tích trong mẫu thêm chuẩn.

Cm : Nồng độ chất phân tích trong mẫu thử

Cc: Nồng độ chuẩn thêm (lý thuyết)

Một phần của tài liệu Xác định đồng thời độc tố vi nấm deoxynivalenol và zearalenone trong một số sản phẩm thực phẩm bằng LC MS và MS (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)