4.2.1.1. Nước sinh hoạt
Hiện trạng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Điền Trung
được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.5: Tình hình nước sử dụng nguồn nước sinh hoạt của xã Điền Trung
STT Nguồn nước
Giếng khoan
Giếng đào Nước máy khác
1 Số lượng 20 80 0 0
2 Tie lệ (%) 20% 80% 0 0
(Nguồn:kết quảđiều các hộ dân trên đại bàn xã Điền Trung tháng 2 năm 2014) 80 20 giếng đào giếng khoan
Hình 4.1: Biểu đồ thể tình hình sử dụng các nguồn nước sinh hoạt của người dân xã
Người dân là người có thể đánh giá chất lượng nước sinh hoạt mà họ đang sử dụng một cách khách quan vì họ là người sư dụng hàng ngày. Kinh tế
ngày nay đang ngày thay đổi nên nguồn nước mà người dân sử dụng cũng ngày một thay đổi từ một xã toàn bộ người dân sử dụng nước giếng đào để
sinh hoạt hàng ngày thì nay bắt đầu suốt hiện giếng khoan tỉ lệ lên đến 20%, nguồn nước từ giếng đào giảm xuống còn 80% với chất lượng thay đổi.
Nhìn chung, nguồn nước người dân địa phương sử dụng vẫn là nước giếng đào độ sâu khoảng 6 - 15m chất lượng nước vẫn tương đối sạch.
Bảng 4.6: Bảng thể hiện chất lượng nước sinh hoạt xã Điền Trung Chỉ tiêu đánh giá Màu sắc Vị mùi Bình thường Màu lạ Bình thường Vị lạ Bình thường Mùi lạ Số lượng 56 44 80 20 67 33 Tỉ lệ (%) 56 44 92 8 67 33
(Nguồn:kết quảđiều các hộ dân trên đại bàn xã Điền Trung tháng 2 năm 2014)
0 20 40 60 80 100 120 Màu sắc Vị mùi Màu lạ Bình thường
Hình 4.2: Biểu đồ tỉ lệ chất lượng nước sinh hoạt
Chất lượng nước sinh hoạt của người dân trong xã không được cao vì
đa số người dân ở đây sử dụng giếng đào, giếng khoan chỉ mới suốt hiện trong những năm gần đây. Giếng đào không đảm bảo chất lượng nước, vì ở đây mùa mưa kéo dài và liên tục nên đến mùa mưa nước giếng thường có màu
vàng, nhiều nơi gần nghĩa trang nước thường có mùi tanh và có váng mỡ tỉ lệ
như sau: nước có màu lạ chiếm 44% chủ yếu nằm ở các giếng đào có độ sâu không cao, nước có mùi lạ chiếm 33% phân bốở khu dân cư gần nghĩa trang, nước có vị lạ chiếm tỉ lệ thấp 20%.
Qua điều tra về chất lượng nước sinh hoạt của người dân trên địa xã cho thấy nguồn nước đang có nguy cơ bị ô nhiễm cao. Lượng nước đảm bảo chất lượng cho người dân sử dụng chưa cao, theo thống kê xã năm 2010 thì tổng số hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh trong xã là 629 hộ đạt tỷ lệ 49,7% so với tổng số hộ trong xã nằm ở những hộ có điều kiện kinh tế khá giả mới có khả năng sử dụng giếng khoan hay có thiết bị lọc nước. Theo điều tra về việc sử dụng thiết bị lọc của người dân trong xã thu được bảng sau:
Bảng 4.7: Bảng thể hiện tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng thiết bị lọc nước
Hiện trạng sử dụng Số lượng Tỉ lệ (%)
Có 16 16
Không 84 84
Tổng 100 100
(Nguồn:kết quảđiều các hộ dân trên đại bàn xã Điền Trung tháng 2 năm 2014)
Tỉ lệ (%)
84
16
Có Không
Hình 4.3:Biểu đồ tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng thiết bị lọc nước
Tỉ lệ các hộ sử dụng thiết bị lọc khá thấp, chủ yếu các hộ có điều kiện kinh tế khá giả hoặc các hộ gặp các vấn đề về mùi, vị nặng. Qua điều tra cho thấy thiết bị lọc của các hộ chủ yếu là các téc lọc, máy lọc loại nhỏ mua trên thị trường, còn
lại đều sử dụng trực tiếp nguồn nước để sinh hoạt, đun sôi nước để uống. Qua ý kiến phỏng vấn thì đa số các hộ dân khi đun nước đều có cặn lắng bẩn. Điều đó chứng tỏ rằng nguồn nước trên địa bàn xã Điền Trung bị nhiễm đá vôi.
4.2.1.2. Nước thải
Nước thải từ các hộ gia đình trong xã chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (hydrat cacbon, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nito, photphat...), các chất gây mùi khó chịu khi phân hủy yếm khí nước thải tạo ra (H2S, NH3, CH4...) và nhiều hóa chất tẩy rửa. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chưa nhiều tạp chất khác nhau (chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thường là những vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn...).
Hiện trạng nguồn nước thải sinh hoạt được thể hiện như sau:
Bảng 4.8: Tỉ lệ gia đình sử dụng hệ thống cống thải Loại cống thải Số hộ Tỉ lệ % Cống thải có nắp đậy 34 34 Cống thải lộ thiên 56 56 Không có cống thải 8 8 Loại khác 2 2 Tổng 100 100
(Nguồn:kết quảđiều các hộ dân trên đại bàn xã Điền Trung tháng 2 năm 2014)
Tỉ lệ % 56 8 34 2 Cống thải có nắp đậy Cống thải lộ thiên Không có cống thải Loại khác
Nguồn nước thải của người dân chưa được xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường qua các cống thải. Người dân tự do xả nước thải ra ao, hồ, ruộng,
đường làng gây mùi khó chịu nhất là những ngày trời nắng. Gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt và môi trường không khí.
Nước thải chăn nuôi thì ít, do có ít hộ chăn nuôi lớn, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ trong gia đình. Nước thải được dồn vào bểđể sử dụng trong trồng trọt.
Bảng 4.9: Tỉ lệ hệ thống nước thải đổ vào các nguồn
Nguồn Số hộ gia đình Tỉ lệ %
Cống thải chung 14 14
Ao, hồ 60 60
Ý kiến khác 26 26
Tổng 100 100
(Nguồn:kết quảđiều các hộ dân trên đại bàn xã Điền Trung tháng 2 năm 2014)
60 26 14 Cống thải chung Ao, hồ Ý kiến khác
Hình 4.5: Biểu đồ Tỉ lệ hệ thống nước thải đổ vào các nguồn
Nước thải nhà vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm
đất và nước ngầm nếu như nhà vệ sinh không được xây dựng đúng cách. Hiện trạng sử dụng các kiểu nhà vệ sinh được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.10: Tỉ lệ sử dụng các kiểu nhà vệ sinh Kiểu nhà vệ sinh Số hộ Tỉ lệ % Hố xí hai ngăn 20 16 Hố xí đất 60 60 Tự hoại 16 20 Cầu tõm 2 2 Loại khác 0 0 Không có 2 2 Tổng 100 100
(Nguồn:kết quảđiều các hộ dân trên đại bàn xã Điền Trung tháng 2 năm 2014)
Đa số các hộ gia đình ở đây đều sử dụng nhà vệ sinh kiểu hố xí đất hay hố xí hai ngăn hầu như chưa đảm bảo hợp vệ sinh, nước thải từ những nhà vệ
sinh này chủ yếu ngấm xuống đất làm ô nhiễm nước ngầm và môi trường đất. Còn kiểu nhà vệ sinh tự hoại tập trung ở những nhà có điều kiện khá giả. Vẫn còn tồn tại những gia đình chưa có nhà vệ sinh chiếm tỉ lệ 2%.
Nguyên nhân:
Nguồn thải chửa được xử lý là do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp và chưa có quy hoạch tập trung xử lý mà chủ yếu theo cổng thải đổ ra mương, ruộng, ao hồ nên làm ô nhiễm môi trường nước.
Một số gia đình chưa có điều kiện vật chất nên chưa đầu tư xây dựng cống thải và nhà vệ sinh đảm bảo an toàn môi trường.
Phần lớn dân cưở đây vẫn làm nông nghiệp cơ sở hạ tầng còn thấp kém nên chưa đầu tư xây dựng hệ thống cống thải chung, hơn nữa Điền Trung là một xã miền núi vấn đề quy hoạch rất khó khăn.
4.2.1.3. Các loại nước thải khác
Nước cho hoạt động nông nghiệp chủ yếu được dẫn từ các bai, đập về
qua hệ thống kênh mương tự đào có sẵn. Chất lượng nước có nguy cơ ô nhiễm cao do những hoạt động sử phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
Nước thải từ các hộ gia đình làm bún, giò chả, nem chua, làm đậu, hay giết mổ lợn, gia cầm đều đổ ra mương, ra ruộng, ao, hồ.