Sử dụng thị trường tiền tệ

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam (Trang 26)

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ 1 Những giải pháp mang tính vĩ mô

2.5.Sử dụng thị trường tiền tệ

2. Những giải pháp cụ thể với doanh nghiệp nhập khẩu

2.5.Sử dụng thị trường tiền tệ

Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá. Ví dụ: Ngày 15/07/2007 doanh nghiệp ký hợp đồng, thanh toán bằng USD, thời hạn sau 6 tháng (15/01/2008). Với dự báo là tỷ giá giảm tại thời điểm thanh toán, nên sẽ có lợi hơn khi bán USD ngay bây giờ. DN tìm hiểu lãi suất thị trường rồi vay ngân hàng một số tiền USD với thời hạn 6 tháng. Số tiền vay bằng USD này được tính sao cho khi đáo hạn, tổng thanh toán cả nợ và lãi trả cho ngân hàng bằng giá trị hợp đồng đã ký kết. Số tiền này có thể được coi chính là doanh thu của doanh nghiệp. DN chuyển toàn bộ số USD thành VND để sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc đơn giản là gửi ngân hàng

lấy lãi suất tiết kiệm. Khi kết thúc hợp đồng, tiền thu được sẽ

dùng để trả cho ngân hàng. Như vậy bằng các giao dịch vay mượn và mua bán trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, DN biết chắc được mình sẽ thu được bao nhiêu VND từ hợp đồng xuất khẩu, do đó, tránh được rủi ro sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, hiệu quả của công cụ này phụ thuộc nhiều vào khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng.

Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể lựa chọn các công cụ phái sinh do các ngân hàng cung cấp để thực hiện bảo hiểm tỷ giá, phòng tránh rủi ro có thể xẩy ra. Lâu nay, theo xu hướng chung của thế giới, tất cả các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều triển khai các nghiệp vụ giao dịch hối đoái như:

+ Spot (giao dịch giao ngay): Là giao dịch mà hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo. Giao dịch này phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn thu chi ngoại tệ nhỏ, không có kế hoạch ổn định.

+Forward (giao dịch kỳ hạn): Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua,bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định vàviệc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Khách hàng có thể xác địnhtỷ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá. Loại hình này thích hợp với các doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinh nghiệm về sự biến động tỷ giá hàng ngày. +Swap (giao dịch hoán đổi): Là giao dịch đồng thời mua và bán cùng mộtlượng ngoại tệ (chỉ có 2 ngoại tệ được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Giao dịch này cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi thế lãi suất của các đồng tiền và quản lý hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ của mình.

Option (giao dịch quyền lựa chọn) hay còn được gọi là phương pháp hợp đồng quyền chọn: là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá thỏa thuận trước. Loại giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, phù hợp với doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, có kinh nghiệm theo dõi biến động tỷ giá ngoại tệ hàng ngày. Đây được coi là công cụ hiệu quả nhất và được sử dụng khá phổ biến trên thế giới.

Việc sử dụng các công cụ phái sinh này ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế do trình độ kinh doanh quốc tế, cán bộ quản trị tài chính hiện đại của doanh nghiệp trong nước, nhất là khu vực vừa và nhỏ còn yếu kém. Và bản thân các nhà cung cấp (ngân hàng) còn chưa tìm được cách thức giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng những nghiệp vụ này.

V. KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế mở, rủi ro tỷ giá có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề là doanh nghiệp phải kịp thời nắm bắt, phân tích nguyên nhân biến động tỷ giá, làm tốt công tác dự báo tỷ giá, trên cơ sở đó lựa chọn các giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất tác động từ biến động tỷ giá, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững của mình. Những giải pháp trình bầy trên là tư liệu hữu ích giúp doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả việc hạn chế rủi ro của biến động tỷ giá.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam (Trang 26)