1112 28/02 Lương T02/09 cho bánh cao cấp 334 31.787.465
2.2.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất tại Công ty là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trên các dây chuyền công nghệ có sự tách bạch về mặt thời gian, quá trình sản xuất ngắn, liên tục, có nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau. Do vậy, đối tượng tính giá được xác định cũng là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó là từng loại sản phẩm nhập kho.
Cụ thể:
• Ở xí nghiệp bánh kem xốp, đối tượng tính giá thành là từng loại bánh: Kem xốp Canxi 45g, Hương Thảo 250g, Kem xốp hộp brittles 225g, Vani 400g,...
• Ở xí nghiệp bánh cao cấp, đối tượng tính giá thành là các loại bánh:: Lương khô tổng hợp, Chocolate viên 300g, Bánh mềm 200g...
• Ở xí nghiệp kẹo, đối tượng tính giá thành là các loại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo nhân chocolate,..
• Ở xí nghiệp bột canh, đối tượng tính giá thành là: Bột canh Iốt, bột canh thường, bột canh cao cấp, …
• Ở xí nghiệp bánh mỳ, đối tượng tính giá thành là các loại: bánh mỳ Stars, bánh mỳ Bibi, Uross đậu đỏ, Uross cốm,...
Để đáp ứng yêu cầu hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, cũng như yêu cầu
về quản lý, Công ty tính giá thành theo kỳ là hàng tháng, vào thời điểm cuối mỗi tháng. Đó là thời điểm thích hợp để tính giá thành sản phẩm bởi đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm là có chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục. Cuối tháng, kế toán viên
sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đối tượng liên quan (từng loại sản phẩm trong các xí nghiệp) trong tháng rồi áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp, tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm. Đơn vị tính giá được sử dụng là đồng Việt Nam.