chế xuất
Hình thức đầu tư xây dựng hạ tầng
Đồng thời với sự ra đời của các khu công nghiệp, các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp - một loại hình kinh tế mới cũng ra đời với mục đích thực hiện việc xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp có chất lượng cao, theo tiêu chuẩn quy định nhằm phục vụ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trong suốt quá trình hoạt động.
Hiện nay, tương ứng với 67 khu công nghiệp, cả nước đã có 67 công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp được thành lập (trừ khu công nghiệp Dung Quất). Có 3 hình thức đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp: đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp trong nước liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong giai đoạn đầu, đầu tư trong nước chỉ chiếm gần 50%, song đến nay đã tăng lên 60% trong tổng số 2 tỷ USD vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tương đương 1,2 tỷ USD.
Hiện có 54 khu công nghiệp với vốn đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng là của các doanh nghiệp trong nước. Trong số 13 khu công nghiệp còn lại thì có đến 12 khu do các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp , phía Việt Nam phần lớn góp vốn bằng quyền sử dụng đất, phía nước ngoài góp vốn xây dựng. Về quy mô, bình quân mỗi khu công nghiệp ở nước ta có diện tích 163,3 ha, với vốn đầu tư xây dựng hạ tầng ước tính là 31,7 triệu USD. Các khu công nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây
dựng có quy mô bình quân 127 ha, ít hơn diện tích bình quân của khu công nghiệp do doanh nghiệp trong nước xây dựng hạ tầng (177 ha), nhưng lại được đầu tư với số vốn lớn hơn, 63 triệu USD so với 22,7 triệu USD. Hiện nay, mới chỉ có duy nhất 1 khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng bằng 100% vốn nước ngoài, đó là khu công nghiệp Đài Tư (Hà Nội) do Đài Loan làm chủ đầu tư.
Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Tổng số vốn đăng ký đầu tư cho cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là 2.039 triệu USD. Nhưng trên thực tế, đến nay các khu công nghiệp mới thực hiện được dưới 50%. Trong đó có 41 khu đã có các doanh nghiệp hoạt động, chiếm 2.300 ha, sử dụng 35% tổng diện tích phục vụ cho sản xuất công nghiệp và 20% so với diện tích đất quy hoạch chung (2.000/10.000 ha ). Dự kiến hết năm nay sẽ có 21 khu công nghiệp được lấp đầy trên 50% diện tích hiện có. Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai có 16 khu công nghiệp được lấp đầy trên 50% diện tích, dẫn đầu cả nước. Trong số 22 Ban quản lý khu chế xuất ở các tỉnh được uỷ quyền cấp phép đầu tư chỉ có 10 Ban hoạt động, số còn lại không có việc làm vì không có ai đến thuê. Theo các chuyên gia về khu công nghiệp và khu chế xuất quốc tế thì một khu công nghiệp hay một khu chế xuất được coi là thành công khi cho thuê được khoảng 80% diện tích đất công nghiệp và điều quan trọng hơn là phải thu hút nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có chất lượng cao