Về tăng cường đầu tư có trọng điểm cho xây dựng kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AFTA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 43 - 45)

Đối với một số lĩnh vực cụ thể, Nhà nước cần có sự quan tâm hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa ngay tại thời điểm này. Mặt khác, cần nghiên cứu một số phương án hỗ trợ gián tiếp cho các doanh nghiệp Việt Nam, như việc hỗ trợ về cơ sở hạ tầng kinh doanh, hỗ trợ về hệ thống thông tin… Cụ thể, trong một số lĩnh vực cơ bản như sau:

Thứ nhất, phát triển hệ thống kinh doanh lương thực có tính cạnh tranh trong và ngoài nước với sự tham gia thu mua, chế biến, buôn bán lúa gạo để phát huy thế mạnh về vốn, kinh nghiệm tiếp thị và cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới quan hệ kinh doanh đã hình thành từ lâu năm. Củng cố và tăng cường hoạt động của hiệp hội xuất khẩu lương thực để làm tốt hơn vai trò tập hợp lực lượng, tăng cường sức mạnh cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, là trung tâm trao đổi và hỗ trợ về kỹ năng kinh doanh cho các thành viên… Nhà nước cần tham gia tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ công tác chế biến và xuất khẩu nông sản.

Thứ hai, Nhà nước cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tập trung huy động mọi nguồn vốn có thể để đầu tư cho lĩnh vực thuỷ hải sản, tìm thêm nguồn để tăng vốn tín dụng trung, dài hạn, đầu tư cho các phương tiện đánh bắt và nuôi trồng mới.

Thứ ba, Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ nhất định về công nghệ, cơ chế, thông tin, để các doanh nghiệp từng bước vươn lên xuất khẩu trực tiếp từ A đến Z, đặc biệt trong ngành may mặc. Bởi hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành

này, chủ yếu vẫn làm gia công xuất khẩu là chính. Nhà nước cần khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mạnh mẽ vào tất cả các công đoạn của ngành dệt may, kể cả việc trồng dâu nuôi tằm.

Thứ tư, đối với ngành rau quả, trong giai đoạn này Nhà nước cũng nên khuyến khích phát triển các cơ sở chế biến nhỏ và vừa để nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ cho sản xuất và xuất khẩu rau quả. Giữ vững thị trường trong nước, tập trung vào phát triển những mặt hàng đang có thị trường tiêu thụ, tiến tới cạnh tranh với ASEAN trong việc xuất khẩu sang các nước ngoài khu vực.

Thứ năm, Nhà nước cần thúc đẩy nhanh quá trình ký kết các hiệp định về thú ý, giải quyết các vấn đề về vệ sinh dịch tễ, tiêu chuẩn thú y trong quan hệ thương mại song phương để khuyến khích cho việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là sang Singapore và Malaysia để có thể tận dụng được ưu đãi của AFTA.

Thứ sáu, đối với ngành điện - điện tử: Các thiết bị điện công suất lớn, các thiết bị chuyên dùng, phụ tùng, thiết bị điện kỹ thuật cao hiện đã được đưa vào danh mục cắt giảm. Nói chung đây là những mặt hàng có thuế suất thấp, nên việc thực hiện AFTA không ảnh hưởng nhiều lắm đến các doanh nghiệp. Các thiết bị điện công suất nhỏ, các thiết bị nghe nhìn, đồ điện gia dụng khác, thiết bị chiếu sáng… được xếp trong danh mục loại trừ tạm thời. Nhìn chung đây là các mặt hàng hiện có mức thuế suất cao. Nhóm này chủ yếu sẽ được đưa vào thực hiện giảm thuế kể từ sau 2001. Để có thể giúp các doanh nghiệp giữ vững khả năng cạnh tranh, về phía Nhà nước, cần kịp thời áp dụng các biện pháp bảo hộ phi quan thuế một cách thích hợp căn cứ theo lịch trình giảm thuế, đồng thời cần có chính sách định hướng phù hợp:

+ Tích cực phát triển theo hướng chiến lược xuất khẩu, hội nhập nhanh vào mạng lưới sản xuất và thương mại khu vực và toàn cầu, đồng thời vẫn coi trọng khai thác thị trường nội địa.

+ Khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển công nghiệp điện tử. Cần xác định rõ những khu vực mà Nhà nước có thể chủ động về vốn, thị trường thì ưu tiên đầu tư trong nước. Phần còn lại cần đẩy mạnh hợp tác với nước ngoài dưới mọi hình thức nhằm nhanh chóng đưa công nghiệp điện tử đạt trình độ quốc tế và

khu vực. Cần có chính sách phù hơp trong việc khuyến khích gia tăng tỷ lệ nội địa hoá.

Thứ bảy, đối với ngành hoá chất, cao su: Nhà nước nên khuyến khích thành lập các liên doanh vào lĩnh vực chế biến, sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu cao su như xăm lốp ô tô, đồ dùng cao su và các chi tiết sử dụng trong máy móc thiết bị hiện đại… Phát triển công nghiệp chế biến gỗ cao su, để nâng cao hiệu quả khai thác tổng thể toàn ngành.

Thứ tám, đối với ngành cơ khí: Để thực hiện tố được tiến trình giảm thuế, trong khi vẫn bảo đảm khả năng cạnh tranh, trong những năm tới cần chú ý một số nội dung sau:

+ Thời gian tới, ngành cơ khí cần được đầu tư mạnh hơn, trước hết là đầu tư chiều sâu nhằm khai thác tốt tiềm năng hiện có. Đồng thời, trong cơ khí phải lựa chọn đầu tư một số công trình trọng điểm, tạo điều kiện để ngành cơ khí tham gia nhiều hơn nữa vào thị trường khu vực bằng những sản phẩm có đủ sức cạnh tranh. Điều nàycũng phù hợp với kinh nghiệm các nước trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp. Đặc biệt cần tập trung cho cơ khí phục vụ nông nghiệp, tiến đến là các sản phẩm thay thế cho nhập khẩu và tiến tới tăng cường xuất khẩu.

+ Áp dụng triệt để các biện pháp bảo hộ cho sản xuất trong nước đối với các thiết bị trong nước đã sản xuất được mà nước ngoài dùng vốn lớn để phá giá. Cần có các chính sách bảo hộ việc làm cho ngành cơ khí. Thực hiện hợp lý hoá biểu thuế, giảm triệt để thuế nhập khẩu cho nguyên liệu đầu vào. Thực hiện hỗ trợ tốt cho các chương trình nội địa hoá ngành cơ khí.

+ Hoàn thiện công tác quản lý vĩ mô, cần có kế hoạch, chiến lược phát triển rõ ràng và tổ chức theo dõi quản lý dự án. Cần thiết phải thiết lập một hệ thống thực thi kế hoạch chiến lược và một hệ thống quản lý của Bộ công nghiệp kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để có thể quản lý những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được. Thực hiện tốt phối hợp kinh doanh qua các hiệp hội để tránh tình trạng cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong nước gây bất lợi cho cạnh tranh quốc tế.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AFTA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w