Hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế chính trị mác lê nin (dùng cho khối ngành không chuyên kinh tế quản trị kinh doanh trong các trường đh cđ) (Trang 159)

II- Sở hữu về tư liệu sản xuất vàn ền kinh tế nhiều thành phần trong

a)Hệ thống pháp luật

Nhà nước phải sử dụng hệ thống pháp luật làm công cụđiều tiết hoạt động của các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm làm cho nền kinh tế

phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy mặt tích cực và ngăn chặn mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, điều tiết các hoạt động kinh tế đối ngoại sao cho nền kinh tế không bị lệ thuộc vào nước ngoài.

Việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đối với nước ta là một quá trình lâu dài. Vì thị trường luôn luôn biến động nên hệ thống pháp luật cũng phải

được bổ sung hoàn chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế. Hệ thống pháp luật bao trùm mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội, nhưng có thể khái quát lại trong năm lĩnh vực:

+ Xác định các chủ thể pháp lý, tạo cho họ các quyền (năng lực pháp lý) và hành động (khả năng kinh doanh) mang tính thống nhất.

+ Quy định các quyền về kinh tế (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế v.v.).

+ Về hợp đồng kinh tế, các nguyên tắc cơ bản của Luật hợp đồng dựa trên cơ sở thoả thuận, trên cơ sở tự nguyện của các bên, Luật hợp đồng quy định quyền hoạt động của các chủ thể pháp lý, tức là các hành vi pháp lý.

+ Về sự bảo đảm của nhà nước đối với các điều kiện chung của nền kinh tế

có các Luật bảo hộ lao động, Luật môi trường, Luật về cácten, v.v.; các quy định về mặt xã hội có Luật bảo hiểm xã hội v.v..

+ Về luật kinh tếđối ngoại phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế chính trị mác lê nin (dùng cho khối ngành không chuyên kinh tế quản trị kinh doanh trong các trường đh cđ) (Trang 159)