Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận:

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI (Trang 27 - 28)

V/ Ý nghĩa của việc hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại:

1.Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận:

chế độ kế toán, xác định phản ánh đúng, đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và đảm bảo lợi ích của DN, lợi ích của người lao động.

- Phản ánh đầy đủ kịp thời nghiệp vụ trong quá trình tạm phân phối và phân phối lợi nhuận của DN.

V/ Ý nghĩa của việc hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán kết quả kinhdoanh và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại: doanh và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại:

1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh và phân phốilợi nhuận: lợi nhuận:

Trong nền kinh tế thị trường, DN muốn khẳng định được vị trí của mình thì cần phải làm ăn có lãi từ đó ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh. Muốn vậy DN phải hạch toán lấy thu bù chi, ngoài thu nhập bù đắp chi phí còn phải thu được lợi nhuận. Hạch toán kinh tế là nhân tố kích thích sự sáng tạo trong quá trình kinh doanh, nó góp phần đem lại hiệu quả cao nhất cho DN.

Kế toán là một bộ môn khoa học về quản lý, là một bộ phận của hệ thống lý luận quản lý kinh tế tài chính. Vai trò của nó được thể hiện như sau:

 Kế toán với chức năng của mình sẽ cung cấp đầy đủ toàn bộ các thông tin về hoạt động kinh tế tài chính tại DN nhằm giúp cho các nhà quản lý điều hành và giám sát các hoạt động kinh tế tài chính.

 Kế toán phản ánh đầy đủ tài sản hiện có cũng như sự vận động tài sản ở đơn vị qua đó giúp DN quản lý chặt chẽ tài sản.

 Kế toán phản ánh đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh cũng như kết quả do nó mang lại nhằm kiểm tra việc thực hiện bù đắp chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp.

 Kế toán phản ánh được cụ thể từng loại tài sản, nguồn vốn giúp cho việc kiểm tra giám sát tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tính chủ động trong kinh doanh.

 Kế toán phản ánh được kết quả của người lao động giúp cho việc khuyến khích lợi ích vất chất và xác định trách nhiệm vất chất đối với người lao động một cách rõ ràng nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động. Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì kế toán càng trở nên quan trọng vì vậy để nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong quản lý kinh tế đòi hỏi từng bộ phận kế toán phải không ngừng hoàn thiện, đặc biệt là kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận.

Để đáp ứng được nhu cầu hiện nay, Đảng và nhà nước đã ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 1141/TC/QĐ ngày 01/11/1995 và qua một số lần sửa đổi bổ xung hiện tại được áp dụng theo thông tư số 120/1999/TT- BTC, ban hành ngày 7/10/1999. Hệ thống kế toán mối được ban hành đã đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên nó vẫn còn không ít các vướng mắc, khó khăn. Đặc biệt là công tác kế toán kết qủa kinh doanh và phân phối lợi nhuận luôn luôn có sự thay đổi ràng buộc với chế độ kế toán và cơ chế quản lý của Nhà nước. Trên thực tế kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong các DN hiện nay vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc phục. Chẳng hạn như chất lượng của tài liệu không được đảm bảo, thiếu chính xác và kịp thời, việc lập chứng từ kế toán chưa đầy đủ, chưa hợp lý, hợp lệ, ghi chép sổ sách không cập nhật đầy đủ, hiện tượng gian lận để ngoài sổ, các phương pháp phân bổ chi phí không rõ ràng, không đúng chế độ, thiếu trung thực, xác định kết quả sai lệch hòng trốn thuế, công nợ dây dưa, phân phối thiếu công bằng. Tình trạng “lãi giả lỗ thật” để tránh bị phá sản hoặc “lỗ giả lãi thật” để trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước vẫn diễn ra khá phổ biến. Chính vì vậy việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận là rất cần thiết và phải được các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI (Trang 27 - 28)