NĂNG ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ MUA LẠI TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ACB
1.Những thành tựu đã đạt được trong các năm vừa qua
Qua từng năm hoạt động, trải qua những bỡ ngỡ ban đầu trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ, đến nay trải qua hơn 3 năm hoạt động công ty chứng khoán ACB đã có mạng lưới chi nhánh và đại lý nhận lệnh tại các trung tâm kinh tế xã hội lớn của đất nước, thông qua mạng lưới này công ty chứng khoán ACB có điều kiện thuận lợi để tiếp cận với chính quyền địa phương, các nhà đầu tư cá nhân cũng như tổ chức. Với số lượng trên 2.800 tài khoản kinh doanh chứng khoán hiện hữu, ACBS hiện đang là công ty chứng khoán có hệ thống mạng lưới cơ sở khách hàng vào loại lớn nhất trong 12 công ty chứng khoán.
Vốn của công ty được sử dụng một cách hiệu quả, từ chỗ năm đầu hoạt động lỗ hơn 200 triệuVNĐ, các năm sau công ty đã có lãi trung bình là hơn 3 tỷ VND. Điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng được nâng cao.
Công ty không ngừng bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ và nhân viên, ngày càng hoàn thiện các nghiệp vụ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường và khách hàng.
Với sự tham gia và hỗ trợ chặt chẽ của ngân hàng Á Châu về nhân lực, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, vốn cũng như các mối quan hệ với các tổ chức chuyên nghiệp trong và ngoài nước trên lĩnh vực thị trường tiền tệ, thị trường vốn và tư vấn pháp lý, công ty chứng khoán ACB luôn có thế mạnh về hệ thống mạng lưới chi nhánh, hệ
thống lưu trữ và truyền số liệu trực tuyến, cơ sở vật chất, hệ thống quản trị, nguồn nhân lực, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính nhằm hỗ trợ toàn diện và cung cấp đầy đủ các sản phảm tích hợp của Ngân hàng Á Châu cho khách hàng của mình. Những hỗ trợ đó cũng là cơ sở vững chắc cho ACBS tiếp cận với những phương tiện kinh doanh mới của thị trường chứng khoán như hợp đồng mua lại, hợp đồng quyền chọn...
2.Những vấn đề còn tồn tại ở công ty
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng ở công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần lưu ý trong việc đánh giá ưu nhược điểm.
Thứ nhất là quá tình đưa ra quyết đầu tư của công ty, do sử dụng vốn đầu tư từ ngân hàng mẹ (ngân hàng TMCP Á Châu) nên mỗi quyết định đầu tư của công ty đều phải thông qua ngân hàng mẹ. Khi có phương án đầu tư cho một khoản tiền nhàn rỗi, công ty phải trình lên Ban điều hành ngân quỹ và Hội đồng Ankor, tại đây Ban điều hành và Hội đồng sẽ tính toán mức rủi ro, tính thanh khoản của phương án đầu tư, quyết định được đưa ra và được chuyển đến cho công ty. Thông thường quá trình này phải mất thời gian khoảng 1 ngày làm việc. Với khoảng cách thời gian như vậy lại đặt trong bối cảnh thị trường biến động rất nhanh theo từng phút, từng giây, rõ ràng công ty gặp bất lợi trong việc nắm bắt và chớp lấy cơ hội đầu, sau một này khi quyết định đầu tư đã được thông qua thì rất có thể cơ hội đầu tư đã nằm trong tay đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, mặc dù trên danh nghĩa là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng công ty vẫn dựa chủ yếu vào ngân hàng ACB để duy trì hoạt động.
Mặt khác, ở công ty vẫn còn tồn tại những yếu kém về mặt nghiệp vụ của các nhân viên trong công ty, mặc dù đây là tình trạng chung của tất cảcác công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, nhưng đó cũng là một hạn chế đối với công ty trong việc tiếp cận các nghiệp vụ phức tạp của thị trường chứng khoán, dó cũng là nguyên nhân tại sao các sản phảm tư vấn đầu tư hay hoạt động môi giới ở mức độ
đơn giản như nhập lệnh hay trả lời những thông tin chung chung về tình hình thị trường.
Một khó khăn chung của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, công ty chứng khoán ACB nói riêng, đó là hệ thống thông tin trực tuyến gặp nhiều trục trặc trong khi vận hành nên thông tin thị trường không kịp thời đến với các nhà đầu tư. Hệ thống thanh toán cũng gặp phải vấn đề về kỹ thuật, tiền thanh toán nhiều khi bị thất lạc phải mất vài ngáy sau mới khắc phục được lỗi, tuy mất mát chưa xảy ra nhưng đây là một nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong thanh toán.
Một bất lợi nữa của công ty chứng khoán ACB là phí giao dịch, hiên nay các công ty chứng khoán khác dang có xu hướng giảm phí giao dịch nhưng công ty vẫn giữ mức phí giao dịch khá cao 0.35%, điều này gây khó khăn cho công ty trong việc mở rộng khách hàng đầu tư.
3.Khả năng ứng dụng nghiệp vụ mua lại trái phiếu tại công ty chứng khoán ACB
Do phải đảm bảo hạn mức rủi ro và thanh khoản của các khoản đầu tư nên công ty thường lựa chọn các công cụ đầu tư an toàn như trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc hay các giấy tờ có giá do các ngân hàng phát hành, tuy nhiên một thực tế hiện nay ở Việt Nam là tỉnh lỏng của các loại chứng khoán này rất kém, hàu như các công ty chưa coi đây là một công cụ đầu tư mà chỉ coi đây là một công cụ dự trữ cấp 2, các trái phiếu do các ngân hàng phát hành chỉ có thể được thanh toán hay giao dịch tại chính nơi phát hành, khi cần không thể đem đến bất kỳ chỗ nào khác để cầm cố hay thế chấp. Mặt khác hầu hết các nhà đầu tư không mấy mặn mà với trái phiếu, đối với họ để giao dịch trái phiếu như cổ phiếu trên thị trường thứ cấp còn quá xa lạ.Với khó khăn chung của thị trường như vậy công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng hợp đồng mua lại trái phiếu .
Khó khăn lớn thứ hai là trình độ nghiệp vụ của các nhân viên trong công ty còn hạn chế, mà hợp đồng mua lại đòi hỏi sự hiểu biết sâu về thị trường và cơ chế phức
tạp của chính hợp đồng mua lại, đặc biệt là khả năng tính toán mức lãi suất phù hợp cho hợp đồng mua lại để có thể vận dụng nó trên thị trường trái phiếu như một công cụ tài chính sinh lời hiệu quả với rủi ro thấp. Chắc chắn việc ứng dụng hợp đồng mua lại trái phiếu ở công ty trong thời gian đầu sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đặc điểm nổi bật của hợp đồng mua lại là hoạt động bán khống, nhưng hiện nay pháp luật nước ta chưa cho phép các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán thực hiện hành vi bán khống, do đó nếu công ty ứng dụng hợp đồng mua lại vào thị trường trái phiếu Việt Nam thì chỉ được phép thực hiện ở mức đơn giản là khi cần vốn công ty sẽ bán đi các trái phiếu và sẽ mua lại các trái phiếu đó vào một thời điểm xác định trong tương lai hoặc làm trung gian môi giới, tư vấn cho các khách hàng về hợp đồng mua lại như một số hợp đồng mà công ty đã thực hiên trong mấy năm vùa qua. Lợi ích từ việc áp dụng hợp đồng mua lại đối với công ty chỉ dừng ở mức là kịp thời thanh toán được nợ ngân hàng đúng hạn bằng cách bán đi các trái phiếu nắm giữ, rồi mua lại, hoặc sử dụng kết hợp nhiều hợp đồng mua lại với nhau, nghĩa là công ty chỉ tận dụng được tiện ích cân đối kỳ hạn vốn từ hợp đồng mua lại.
Tuy nhiên với những nỗ lực như hiện nay nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ nhân viên, với mạng lưới khách hàng rộng lớn, lại được sự hỗ trợ toàn diện của ngân hàng “mẹ” là ngân hàng Á Châu, đặc biệt là sự hỗ trợ của chính phủ trong việc tạo điều kiện về mặt pháp lý cho thị trường chứng khoán công ty có thể ứng dụng thành công hợp đồng mua lại vào nghiệp vụ của mình.