1.1. Phương pháp trực quan: là dung cảm giác quan và dựa vào kinh ngiệm để nhận biết vải. Phương pháp này đơn giản chỉ cần dựa vào cấu tạo bề mặt vải và đặc điểm của xơ sọi tạo ra vải. Phương pháp cảm giác khó phân biệt các loại vải pha và tỷ lệ thàn phần pha trộn giữa các nghuyên kiệu có trong vải
1.2. Phương pháp nhiệt học:
Khi đốt các loại vải thấy các loại vải cháy với mức độ khác nhau, khi cháy tỏa mùi và tro còn lại thu được cũng không giống nhau. Dựa vào những điều này để nhận biết nguồn gốc các loại vải. Phương pháp này dễ làm, nhưng những loại vải có nguyên liệu thành phần tương tự thì khó phân biệt được các laoij vải khác nhau
1.3. Phương pháp quang học:
Trong các phòng thí nghiệm và kiểm nghiệm hàng hóa thường dùng phương pháp quang học để nhận biết các loại vải. Phương pháp này khá ưu điểm vì nó phát hiện nguồn gốc vải chính xác kể cả những loại vải có tỷ lệ pha trộn giữa các nguyên liệu với nhau.
Dùng 2 miếng kính có kích thước 4 x 8 cm, giữa 2 miếng kính đặt phần xơ lấy ra từ mảnh vải được xác định. Để cho các xơ không chuyển động có thể nhỏ 1 vài giọt nước gluxerin. Sau đó đặt dưới kính hiển vi soi và dựa vào các bản mẫu có sẵn sẽ biết đượ loại vải
1.4. Phương pháp hóa học:
Dựa vào mỗi loại xơ sọi có 1 công thức hóa học riêng của nó. Khi cho các loại vải khác nhau tác dụng với hóa chất.Có những loại vải và hóa chất xảy ra phản
TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 43
ứng hóa học để lại những chất sau phản ứng đó. Dựa vào hiện tượng và kết quả cuối cùng của phản ứng nhận biết được nguông gốc của vải