TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỐ SÁCH HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 35 - 39)

ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM

Trong những thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin trên thế giới hết sức phát triển. Việc áp dụng máy vi tính để làm công tác kế toán đã không còn xa lạ ở những nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên để thực hiện việc cung cấp thông tin, lưu trữ thông tin...thì máy tính chưa đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết. Ví dụ như tính trung thực của các sổ sách, không được tẩy xoá, sửa chữa, không mang tính pháp lý. Chính vì vậy mà ở Việt Nam hiện nay cũng như phần lớn các nước trên thế giới hệ thống sổ sách kế toán vẫn được áp dụng phổ biến. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất áp dụng một trong các hình thức sổ sách kế toán sau:

Đói với hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên một loại sổ tổng hợp duy nhất là Nhật ký-sổ cái. Hình thức này rất đơn giản, dễ ghi chép nhưng không theo dõi chi tiết được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ.

Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký-sổ cái

Chứng từ

Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ chi tiết TK

chứng từ gốc 631,511...

Nhật ký-sổ cái TK Bảng tổng

632,511,641,642,911 hợp chi tiết

Báo cáo tài chính Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu

2-Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký-chứng từ.

Với hình thức này sổ kế toán tổng hợp trong kế toán xác định kết quả là Nhật ký chứng từ số 8. Trên đó phản ánh các bút toán kết chuyển để tính ra lãi, lỗ cuối cùng của doanh nghiệp, làm cơ sở ghi vào nhật ký chứng từ số 10. Đơn vị áp dụng hình thức ghi sổ này sẽ có thể theo dõi hết sức chi tiết các nhiệp vụ kinh tê, phát hiện được những sai sót do sự đối chiếu lẫn nhau. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kế toán thạo nghiệp vụ và làm việc với công việc nhiều hơn.

Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký-chứng từ.

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

Bảng kê số Nhật ký chứng Sổ chi tiết TK 8,9,10,11 từ số 8, ... 632,511,131 Sổ cái TK Bảng tổng hợp 632,641,642 chi tiết

Báo cáo tài chính

3- Đối với những doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ.

Kế toán theo dõi chi tiết việc tiêu thụ thành phẩm ở sổ chi tiết bán hàng, sổ thanh toán với người mua và các sổ chi tiết có liên quan.

Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức chứng từ-ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ chi tiết TK chứng từ gốc 632,511,641... Sổ đăng Chứng từ ghi sổ ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp Sổ cái TK 632,... chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính

4-Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung.

Từ các chứng từ liên quan đến quá trình tiêu thụ thành phẩm, kế toán vào sổ nhật ký bán hàng đồng thời vào sổ chi tiết thanh toán với người mua và các sổ chi tiết có liên quan. Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và các định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt khi doanh nghiệp áp dụng kế toán máy.

Nhược điểm: Chưa theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chung

Chứng từ gốc

Nhật ký chung Sổ chi tiết TK

632,511,641... Nhật ký Sổ cái TK Bảng tổng hợp bán hàng 632,511,641... chi tiết Bảng cân đối số phát sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 35 - 39)