NỘI DUNG BÀI HỌC

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học Chương Trình Hóa (Trang 27)

của giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp sinh viên tiếp nhận và xử lý từng liều kiến thức một. Đối với sinh viên, sinh viên phải là người chủ động tiếp thu kiến thức trên cơ sở đã chuẩn bị rất kỹ nội dung bài học ở nhà trước khi đến lớp (đây là khâu rất quan trọng, phù hợp

Tiếp nhận

Tiếp nhận

SINH VIÊN

Tiếp nhận

NỘI DUNG BÀI HỌC

While..Do Cú pháp: While <BTLG> Do Câu lệnh Ý nghĩa các thành phần N.tắc h.động Vận dụng Kết luận Repeat..Until So sánh 2 vòng lặp Chưa đạt Bổ sung Chưa đạt Bổ sung Chưa đạt Bổ sung Đạt Tiếp nhận Đạt Tiếp nhận Đạt Tiếp nhận Đạt Tiếp nhận Chưa đạt Bổ sung Chưa đạt Bổ sung

bài trước khi đến lớp ở nhà của sinh viên được giáo viên chỉ ra rất rõ yêu

cầu, nhiệm vụ đối với từng mục trong bài học (tương đương với từng liều (modul) kiến thức trong bài giảng của giáo viên).

Bắt đầu vào tiết học, giáo viên chỉ rõ nội dung kiến thức cần tìm hiểu trong tiết học bằng việc đưa ra tất cả các Modul cũng như một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành từng modul. Các modul được sắp xếp theo một trình tự logíc, theo diễn tiến của nội dung bài học từ dễ đến khó, nội dung kiến thức phần trước làm cơ sở nhận thức cho nội dung kiến thức phần sau.

Cụ thể trong tiết học này:

Câu lệnh lặp không xác đ?nh được chia làm 3 modul nhỏ:

- Modul 1: Câu lệnh lặp While..Do (lặp không xác định, kiểm tra

điều kiện trước khi lặp). (khoảng 20phút)

- Modul 2: Câu lệnh lặp Repeat..Until (lặp không xác định, kiểm

tra điều kiện sau khi lặp). (khoảng 15phút)

- Modul 3: So sánh 2 câu lệnh trên, tìm ra những điểm giống và

khác nhau và: Nguyên tắc hoạt động, trường hợp vận dụng,… (khoảng 10p)

Trong 3 modul trên, mỗi modul lại được chia nhỏ hơn thành các modul nhỏ hơn, các modul này tất nhiên cũng được sắp xếp theo trình tự logic của bài học.

Với Modul 1 được phân chia thành: Cú pháp của câu lệnh (cú pháp này do NNLT Pascal quy định sẵn, người học lập trình bắt buộc phải

thuộc và không được phép thay đổi), ý nghĩa các thành phần có trong câu lệnh (trong câu lệnh có những thành phần nào? Từng thành phần có ý nghĩa gì?), nguyên tắc hoạt động của câu lệnh (khi máy gặp câu lệnh này, trình tự các bước thực hiện của máy như thế nào?), trường hợp vận dụng (gặp bài toán nào khi lập trình thì sử dụng câu lệnh này?) và cuối cùng là Kết luận để làm cơ sở cho việc đối sánh với câu lệnh Repeat..Until ở phần sau.

Tương tự như vậy đối với Modul 2: cũng được chia thành các phần nhỏ tương tự như modul 1.

Cuối cùng, Modul 3: Trên cơ sở sinh viên đã nắm vững tất cả các phần trong hai modul 1 và 2. Lúc này giáo viên hướng dẫn và gợi ý (có khi phải gợi mở tuỳ theo sự mức độ hiểu bài và sự chênh lệch cá biệt đối với từng sinh viên). Khi đó, tuỳ vào nội dung kiến thức thu nhận được từ đầu tiết học cộng với độ nhanh nhạy của mình, từng sinh viên sẽ tự đối sánh và rút ra được nhận xét, phát kiến để sinh viên khác cùng tham khảo và có cơ sở để so sánh với nhận thức của mình, lúc này giáo viên cũng chỉ đóng vai trò chỉ đạo trong việc tổ chức hoạt động thảo luận của lớp. Cuối cùng mới đưa ra kết luận về sự giống và khác nhau (tất nhiên có phân tích, tuỳ theo mức độ nắm bài của lớp…) giúp mỗi sinh viên tự đánh giá về hoạt động nhận thức, tự kiểm tra khả năng cũng như khẳng định lại mức độ nhạy bén trong quá trình tiếp thu kiến thức của mình.

Trong quá trình học của mình, nếu sinh viên tiếp nhận và xử lý chưa tốt modul nào thì tự bản thân phải tìm cách bổ sung kiến thức cũng như kết hợp với phần định hướng gợi ý của giáo viên để hoàn thành. Tới khi nắm được thì sẽ tự tìm hiểu và tiếp nhận phần công việc cũng như nội dung kiến thức của modul 2. Cứ như vậy cho tới modul cuối cùng của bài. Như vậy, theo phương pháp này, những sinh viên khá giỏi không nhất thiết phải mất thời gian chờ đợi những sinh viên trung bình hoặc yếu kém trong việc tiếp thu lượng kiến thức mới mà tự các em có thể chuyển qua modul kiến thức tiếp theo. Cũng như vậy, những sinh viên trung bình hay yếu kém không sợ không hiểu bài vì phải theo những sinh viên khá giỏi, mà tự bản thân họ cùng với sự hướng dẫn của giáo viên sẽ đi từng modul một (có thể chậm hơn những sinh viên khá giỏi một chút). Như vậy, vai trò chỉ đạo tổ chức hoạt động giảng dạy, định hướng và gợi ý của giáo viên đối với từng cá thể sinh viên trong lớp là hết sức quan trọng. Hơn nữa, thể hiện rất rõ khả năng cá biệt hoá khả năng nhận thức của từng sinh viên.

gian từ đầu tiết học như vậy sẽ giúp sinh viên tập trung cao độ, kết hợp với việc chuẩn bị bài ở nhà bắt buộc sinh viên phải hết sức chủ động, tìm tòi và sáng tạo để hoàn thành việc tiếp thu trọn vẹn nội dung kiến thức trong bài học.

Trong thực hành, phương pháp này lại càng phát huy hiệu quả

có sự hỗ trợ đắc lực của máy vi tính. Khi đó, giáo viên cũng chỉ giữ vai trò hướng dẫn giúp sinh viên thực hành tốt nội dung các bài thực hành. Tại mỗi buổi thực hành, đầu giờ giáo viên chỉ ra những nội dung, những bài cần phải thực hành trong buổi thực hành hôm đó. Trên cơ sở lý thuyết đã học mỗi sinh viên có những khả năng khác nhau về những thao tác sử dụng máy cũng như khả năng vận dụng linh hoạt các thao tác đó trong quá trình thực hành. Do đó, không nhất thiết giáo viên phải hướng dẫn 1 bài nào đó cho tất cả các sinh viên mà theo cách gợi ý tất cả các thao tác thực hành một lúc từ bài dễ đến bài khó (Trong tin học đại cương: Word và Excel). Khi đó, tuỳ theo năng lực của sinh viên mà các em có thể hoàn thành các bài thực hành với khoảng thời gian cần thiết là khác nhau. Em A có thể đã thực hành xong bài 1,2 và bắt đầu sáng bài 3, trong khi đó, em B vẫn đang thực hành bài 1. Lúc này, có thể có những vướng mắc nào đó, mỗi sinh viên có thể nhờ giáo viên hướng dẫn trực tiếp trên máy của mình mà không ảnh hưởng tới các sinh viên khác trong lớp. Rõ ràng, không sinh viên nào phải chờ sinh viên nào mà luôn chủ động, sáng tạo, tuỳ theo năng lực của bản thân. Như vậy, cả 2 ưu điểm lớn nhất của phương pháp này càng được phát huy rõ rệt trong những giờ học thực hành Tin học.

Kết luận của đề tài

Phương pháp dạy học chương trình hóa và bài học chương trình hóa có nhiều ưu điểm trong việc cá nhân hóa tiến trình học tập của người học. Đây là điểm rất đáng được quan tâm sử dụng để trợ giúp phát triển khả năng hoạt động độc lập, tích cực của người học. Nó cũng rất hay để tạo các tài liệu tự học với các cơ chế hỗ trợ đúng lúc, kịp thời cho từng người học, với từng tình huống khác nhau. Ở Việt Nam, nơi sinh viên đang yếu về sự chủ động học tập, cũng như nơi đang cần công cụ để tạo môi trường tự học để đa dạng hóa các loại hình học tập, điều này càng thể hiện rõ ưu điểm của nó.

Phương pháp dạy học chương trình hóa ít được ứng dụng ở Việt Nam, tài liệu tiếng Việt về nội dung này khó tìm, người nghe quá xa lạ với phương pháp này. Nhưng khi máy tính được ứng dụng vào dạy học, việc tổ chức bài học CTH trên máy tính là rất tốt để người học có thể dễ dàng tự học và tự đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của mình một cách nhanh chóng, chính xác. Với sự phổ cập ngày càng rộng khắp của mạng Internet, phương pháp dạy học CTH cần được nghiên cứu và sử dụng nhiều hơn nữa để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học và tự học, một nhu cầu tất yếu sẽ được phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế tri thức.

Theo yêu cầu phát triển và hội nhập đòi hỏi sản phẩm giáo dục của nước ta ngày càng đạt chất lượng cao, có nghĩa là ngoài việc dạy kiến thức để sinh viên cách suy luận khoa học, cách giải quyết các vấn đề một cách thông minh, còn phải dạy cho sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo để các em có kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn linh hoạt hơn, năng động hơn. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục đề ra, cần lựa chọn một phương pháp dạy học phù hợp nhằm hướng đến cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi sinh viên, để từ đó khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiết nghĩ, ý chủ đạo của phương pháp dạy học “chương trình hoá” trong giảng dạy những môn Tin học thực sự tỏ ra rất hiệu quả bởi theo phương pháp này, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, định hướng và chỉ ra cách thức tiếp nhận kiến thức cho sinh viên chứ không đơn điệu là việc đọc, chép như những đối tượng người học khác. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa giảng dạy ở môi trường trường cao đẳng và đại

học so với cách giảng dạy và học tập ở môi trường phổ thông hay trung cấp chuyên nghiệp.

Phương pháp “Chương trình hoá” lại càng phù hợp hơn với điều kiện của nhà trường trong điều kiện thực hiện “Triết lý giáo dục” được thể hiện trong Nghị quyết 21 trong đó nhấn mạnh “làm giàu tính nhân văn

Hồ Chí Minh và niềm đam mê sáng tạo”, phù hợp với quy trình học tập 5 bước của sinh viên nhà trường bởi theo phương pháp này giáo viên

phải chuẩn bị bài giảng và tổ chức giảng dạy theo phương pháp “Chương trình hoá” và sinh viên cũng phải học tập theo phương pháp này vì trong đó khâu chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp cũng như thảo luận tại tổ, tại lớp theo định hướng của giáo viên là hết sức quan trọng.

Phương pháp này còn mang tính định hướng cao, nâng cao khả năng tự học, tự đào tạo của sinh viên mà người dạy chỉ đóng vai trò định hướng, hướng dẫn nên sinh viên không bị thụ động, phụ thuộc quá nhiều vào thầy. Đây cũng là một định hướng mới giúp sinh viên có thêm niềm đam mê cũng như chỉ ra cách thức trong việc tự học và nghiên cứu khoa học.

Phương pháp này càng tỏ ra hiệu quả hơn so với các phương pháp khác nhất là trong thực hành Tin học tại phòng máy như đã phân tích ở trên.

Phương pháp này còn phù hợp với từng đối tượng sinh viên trong lớp vì nó cá biệt hoá được khả năng nhận thức của từng sinh viên cũng như giúp giáo viên có thể đánh giá được khả năng tiếp thu và lĩnh hội tri thức

chi tiết đến từng sinh viên chứ không chung chung trong việc đánh giá

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học Chương Trình Hóa (Trang 27)