PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1 Phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu Chương trình dạy nghề trồng dưa hấu, dưa bở (Trang 29)

1. Phương pháp đánh giá

a) Kiểm tra định kỳ

- Kiểm tra lý thuyết: Kiểm tra kiến thức nghề của học viên thông qua bài kiểm tra viết (tự luận) hoặc vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề của học viên thông qua bài kiểm tra thực hành. Bài kiểm tra thực hành nên giao cho từng cá nhân thực hiện riêng rẽ. Khi đánh giá kết quả bài thực hành, giáo viên kết hợp giữa quan sát kỹ năng thao tác, thái độ thực hiện của học viên với đánh giá chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm thực hành.

b) Kiểm tra kết thúc mô đun: Chọn một trong hai phương pháp sau: - Kiểm tra lý thuyết, kỹ năng nghề:

+ Kiểm tra lý thuyết: Kiểm tra kiến thức nghề của học viên thông qua bài kiểm tra viết (tự luận, trắc nghiệm) hoặc vấn đáp.

+ Kiểm tra thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề của học viên thông qua bài kiểm tra thực hành. Bài kiểm tra thực hành có thể được giao theo nhóm (2-3 học viên), mỗi người thực hiện một công đoạn, cũng có thể giao cho từng cá nhân. Khi đánh giá kết quả bài thực hành, giáo viên kết hợp giữa quan sát kỹ năng thao tác, thái độ thực hiện của học viên với đánh giá chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm thực hành.

- Kiểm tra tích hợp lý thuyết và thực hành:

Bài kiểm tra tích hợp có thể được giao theo nhóm (2-3 học viên), mỗi người thực hiện một công đoạn, cũng có thể giao cho từng cá nhân. Khi đánh giá kết quả bài kiểm tra tích hợp, giáo viên kết hợp giữa đánh giá kiến thức nghề của học viên thông qua trao đổi về quá trình thực hiện sản phẩm với kỹ năng thao tác, thái độ thực hiện, chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm của học viên.

2. Nội dung đánh giá

- Lý thuyết: Kiểm tra trắc nghiệm/vấn đáp/trắc nghiệm về cách bón phân hay bấm ngọn, để nhánh, thụ phấn bổ sung, định quả, tạo hình cho quả;

- Thực hành: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua sản phẩm thực hành của một trong những bài thực hành như Chọn loại phân bón, tính lượng phân bón và bón phân cho dưa; Bấm ngọn để nhánh; Tỉa hoa - thụ phấn bổ sung; Định quả và tạo hình cho quả…

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN1. Phạm vi áp dụng chương trình 1. Phạm vi áp dụng chương trình

- Chương trình mô đun Chăm sóc áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

- Chương trình mô đun Chăm sóc có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên).

- Chương trình áp dụng cho toàn bộ những vùng trồng dưa trên cả nước. Khi trồng dưa các vùng miền khác nhau, cần chú ý một số từ địa phương; ví dụ: Quả = trái; ngọn = đọt; nhánh = chèo, tược; Tưới và tiêu nước = điều chỉnh nước; Bón phân = rắc phân hay rải phân; Bấm ngọn = ngắt ngọn, cắt ngọn, ngắt đọt; Thụ phấn bổ sung = úp nụ ...

- Ngoài đối tượng học chính là người lao động nông thôn, chương trình có thể sử dụng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu;

- Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, tránh các nguy hiểm khi tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, với trang thiết bị và dụng cụ lao động và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp dạy.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo

Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt.

a. Phần lý thuyết

- Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường… để phát huy tính tích cực của học viên.

- Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa… để hỗ trợ trong giảng dạy.

b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế - Giáo viên làm mẫu hay mời một hoặc một số học viên trong lớp làm mẫu trong các bài thực hành tưới nước, bón phân, bấm ngọn, để nhánh, tỉa hoa, thụ phấn bổ sung, định quả, tạo hình cho quả dưa. Giáo viên đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia nhóm học viên hay từng học viên để thực hiện bài thực hành cho đến khi đạt yêu cầu trong khoảng thời gian cho phép;

- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ;

- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý

- Phần lý thuyết:

+ Cách bón phân cho cây dưa;

+ Cách bấm ngọn, để nhánh và thụ phấn cho dưa. - Phần thực hành:

+ Bón phân; Bấm ngọn; để nhánh và thụ phấn bổ sung cho cây dưa + Tỉa định quả và tạo hình cho quả.

4. Tài liệu cần tham khảo

1. Phạm Hồng Cúc, 2001. Kỹ thuật trồng dưa hấu. Nxb. Nông nghiệp. 2. Trần Khắc Thi và cộng sự, 2012. Rau ăn quả (trồng rau an toàn chất lượng cao). Nxb. Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2012.

3. Báo NN Việt Nam, ngày 23/5/2011, Giống dưa bở vàng thơm số 1.

4. Thư viện điện tử KH&CN Quảng Trị-Kỹ thuật trồng dưa bở, ngày 20/3/2013.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Phòng trừ dịch hại Mã số mô đun: MĐ 04 Mã số mô đun: MĐ 04

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI

Mã số mô đun: MĐ 04

Thời gian mô đun: 92 giờ (Lý thuyết: 18 giờ; Thực hành: 70 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 04 giờ)

Một phần của tài liệu Chương trình dạy nghề trồng dưa hấu, dưa bở (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w