Sóng âm 1) Sóng âm

Một phần của tài liệu Lí thuyết và bài tập Vật lí 12 (Đầy đủ dùng ôn thi ĐH & TN) (Trang 35)

1) Sóng âm

Sóng âm là những dao động cơ học, truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí. Trong chất khí và lỏng sóng âm là sóng dọc (mặt chất lỏng là sóng ngang). Trong chất rắn sóng âm cả sóng dọc và sóng ngang.

a) Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào môi trường. Nói chung tốc độ truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, chất lỏng lớn hơn trong chất khí. Tốc độ truyền âm phụ thuộc nhiệt độ.

Sóng âm phát ra từ nguồn âm, được truyền trong môi trường vật chất, không truyền không chân không. Môi trường có tính đàn hồi kém thì truyền âm kém (chất nhẹ và xốp).

b) Tai con ngường chỉ cảm thụ được những âm có tần số từ 16Hz đến 20.000Hz. Những âm này gọi là âm thanh. Nhứng âm có tần số f < 16Hz gọi là hạ âm, tần số f > 20.000Hz là siêu âm.

+ Siêu âm có tần số rất lớn, có nhiều ứng dụng quan trọng trong kỹ thuật và trong y học.

c) Các đặc trưng vật lí của âm: tần số âm, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động của âm. - Cường độ âm tại một điểm là đại lượng đo bằng năng lượng sóng mà âm tải qua một đơn vị diện

tích đặt vuông góc với phương truyền âm tại điểm đó, trong một đơn vị thời gian. Kí hiệu I, đơn vị W/m2.

Cường độ âm cho biết độ mạnh hay yếu của âm.

- Mức cường độ âm tại một điểm là đại lượng được xác định bằng logarit thập phân của tỉ số giữa

cường độ âm tại điểm đó I với cường độ âm chuẩn I0:

0 I I lg 10 ) db ( L = ; Đơn vị: đêxiben (db)

I0 = 10-13 W/m2 là cường độ âm chuẩn (ở tần số 1 000Hz vừa đủ nghe được) d) Các đặc trưng sinh lí của âm:

- Độ cao của âm gắn liền với tần số (chu kỳ) của âm. Âm cao (bổng) tần số lớn, âm thấp (trầm) tần số nhỏ.

- Âm sắc : giúp ta phân biệt được nguồn khác nhua phát ra âm. Âm sắc có liên quan đến đồ thị phát ra âm.

- Độ to của âm:

Giá trị nhỏ nhất của cường độ âm mà tai nghe thấy là ngưỡng nghe, ngưỡng nghe phụ thuộc vào tần số âm.

Giá trị lớn nhất của cường độ âm mà tai nghe thấy là ngưỡng đau, ngưỡng đau phụ thuộc vào tần số âm.

Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm và tần số của âm. Độ to tăng theo mức cường độ âm

2) Nguồn nhạc âm:

Nguồn nhạc âm thường gặp là các nhạc cụ như đàn, sáo… Khi một nhạc cụ phát ra một âm có tần số f0

(gọi là âm cơ bản hay họa âm thứ nhất) bào giờ cũng đồng thời phát ra một số loạt âm có tần số 2f0, 3f0, 4f0

…gọi là các họa âm thứ 2, thứ 3, thứ 4 … Các họa âm có biên độ khác nhau (do cấu tạo của dụng cụ). Tập hợp các họa âm tạo thành phổ của âm (đồ thị là đường tuần hoàn, không phải hình sin).

Một phần của tài liệu Lí thuyết và bài tập Vật lí 12 (Đầy đủ dùng ôn thi ĐH & TN) (Trang 35)