Những bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước đi trước.

Một phần của tài liệu TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

a, Về vai trò của nhà nước:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở những nước trên là vai trò của nhà nước. Ví dụ, khu công nghệ cao Hsinchu của Đài Loan, trước giai đoạn 1980, uỷ ban khoa học nhà nước đứng ra chủ trì việc thành lập khu.

Trong giai đoạn thành lập khu, nhà nước Đài Loan đã tiến hành hàng loạt các hoạt động đầu tư nhằm: xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng sẵn nhà xưởngcho thuê, cung cấp nhà ở cho chuyên gia hoặc người Hoa về nước, xây dựng trường học với 2 loại (sử dụng tiếng Trung và song ngữ), xây dựng khu giải trí.

Trong suốt quá trình hoạt động của khu, uỷ ban khoa học nhà nước đã lập Cục quản lý khu để quản lý và hỗ trợ các công ty hoạt động theo đúng các mục tiêu và định hướng đã đề ra cho khu. Về tổ chức, Cục bao gồm các bộ phận hành chính và các đơn vị dịch vụ trực thuộc. Cục thực hiện các hoạt động : lập kế hoạch và đầu tư, xây dựng nhà xưởng, quản lý đất đai và nhân lực, dịch vụ thông tin, thương mại và công cộng.

Hoạt động của Cục dựa trên nguồn kinh phí do nhà nước Đìa Loan cấp và các khoản phí dịch vụ thu từ các công ty tham gia vào khu. Trong thời kì 1983-1994 nhà nước Đài Loan đã đầu tư 447 triệu USD cho Cục quản lý khu phần chủ yếu là dành cho thuê đất, xây dựng cơ sở hạ tầng và vận hành Trường cao đẳng thực nghiệm quốc gia.

b. Về các mục tiêu chủ yếu mà các nước đã xác định đó là:

+ Thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

+ Khắc phục ô nhiễm môi trường, sự phân bố doanh nghiệp rời rạc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật bất hợp lý.

+ Khắc phục tình trạng phân bố công nghiệp quá tập trung ở thủ đô và các thành phố lớn.

+ Thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

c. Về vị trí xây dựng các khu công nghiệp:

Phần lớn khu công nghiệp ở các nước đều được bố trí ở cácđịa điểm thuận lợi như: Gần cảng biển, cảng hàng không, gần đường quốc lộ, thuận lợi về giao lưu hàng hoá và liên hệ với nước ngoài. Các khu công nghiệp có gianh giới xác định, được bố trí trên diện tích khá lớn (ví dụ khu Maptapphut- Nam Thái Lan có hơn 100 km2). Điểm lưu ý ngày nay đối với những nước công nghiệp đã phát triển và những nước công nghiệp mới (NICs) vị trí chọn bố trí khu công nghiệp có thể là các vùng đất cằn cỗi hoặc đất lấn biển (ví dụ khu Cao Hùng, Nam Tử, Đài Trung ở Đài Loan). Hơn nữa, để tạo ra bộ mặt phát triển kinh tế và đô thị trong cả nước các khu công nghiệp được bố trí rộng khắp (ở Đài Loan hầu như huyện nào cũng có khu công nghiệp là một trung tâm thúc đẩy kinh doanh vùng đó).

d. Lựa chọn thời gian xây dựng:

Phải lựa chọn thời gian thích hợp để xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất. Khu thương mại tự do Penang (Malaixia) thành công là do việc xây dựng khu này diễn ra trong thời đại bùng nổ của ngành công nghiệp điện tử. Điều đó tạo không khí thuận lợi kích thích đầu tư tư bản. Còn khu chế xuất Bataan (Philipin) không thành công vì nó phát triển trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị suy thoái bảo hộ buôn bán và giá dầu mỏ leo thang làm cho thị trường xuất khẩu xủa các xí nghiệp khu chế xuất không ổn định giá cả, gây nhiều bất lợi trong buôn bán quốc tế

e. Về lựa chọn đối tác và thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp:

Hầu hết các nước đều sử dụng cả hai cách huy động lực lượng và vốn đầu tư trong nước và ngoài nước cho xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng và kinh doanh trong khu công nghiệp. Hình thức đầu tư có thể là nhà nước, tư nhân, hợp doanh giữa nhà nước và tư nhân, hoặc liên doanh giữa trong nước và ngoài nước. Các nước đều có các quyết định ưu đãi đối với các doanh nghiệp thông qua Luật về khu công nghiệp.

Các nước đều coi đây là một vấn đề chiến lược trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nên đều coi trọng công tác dự báo, đánh giá xu hướng phát triển, phát triển quy hoạch khu công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ. Theo kinh nghiệm ở Đài Loan cứ 3 năm 1 lần tiến hành kiểm tra đánh giá lại tính phù hợp của quy hoạch khu công nghiệp so với thực tế để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

g. Về tổ chức bộ máy quả lý nhà nước đối với khu công nghiệp:

Hầu hết các nước đều có cơ quan chuyên trách về quản lý khu công nghiệp. Chính quyền Trung ương thống nhất quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp. Khi mọi hoạt động của khu công nghiệp đi vào nề nếp mới tiến hành phân cấp quản lý cho các địa phương.

h. Về đào tạo và huấn luyện nhân lực:

Một trong những nhân tố quan trọng để các nước có thành công về khu công nghiệp, khu chế xuất là có sự chuẩn bị và phát triển nguồn nhân lực hợp lý, mà biểu hiện cụ thể là khu công nghệ cao Hsinchu. Với 2 trường đại học (Thanh Hoa, Giao Thông) và đội ngũ giáo viên có chất lượng cao. Khu thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và huấn luyện nhân lực cho các công ty trong khu dưới nhiều hình thức.

Để chi cho công tác đào tạo và huấn luyện, khu đã huy động các nguồn tài trợ khác nhau. Đặc biệt Chính phủ Đài Loan thực hiện mức chi thường xuyên đến 50%, một số trường hợp chi đến 100% kinh phí. chính sách

Tham gia vào quá trình này đáng chú ý còn có Quỹ khoa học và công nghệ Tự Cường (TCFST) và trường cao đẳng thực nghiệm quốc gia (NEHSSIP). Quỹ khoa học và công nghệ Tự Cường là tổ chức chi lợi nhuận thành lập 1973 từ trường Đại học Thanh Hoa với mục tiêu phối hợp các hoạt động giữa các tổ chức nghiên cứu của tư nhân và Chính phủ để đào tạo nhân tài, hỗ trợ sự phát triển kinh tế và khoa học công nghệ của Đài Loan.

i. Về các chính sách khuyến khích:

Có các khuyến khích và phương tiện ưu đãi dành cho người đầu tư để kích thích đầu tư, để thu hút tính tích cực đầu tư của nhà kinh doanh. Biện pháp cả gói

này bao gồm: các khuyến khích tài chính, phương tiện kết cấu hạ tầng và các phương tiện khác, cũng như là việc quản lý điều hành khu công nghiệp, khu chế xuất thuận lợi đối với người đầu tư. Có thể nói: Nếu có khuyến khích tài chính "Hào phóng" sẵn sàng phục vụ, quản lý đơn giản không phiền hà thì các khu công nghiệp, khu chế xuất có được nhân tố của sự thành công.

j. Về lựa chọn các loại ngành công nghiệp, loại hình sản phẩm:

Sản phẩm được phát triển trong khu công nghiệp, khu chế xuất có thể tìm được thị trường tiêu thụ trong nước, cũng như trên thế giới và tận dụng được lợi thế tự nhiên của nước chủ nhà. Điều này có ý nghĩa 2 mặt, hội tụ được mục tiêu chung trong việc pttiêu thụ trong nước, cũng như trên thế giới và tận dụng được lợi thế tự nhiên của nước chủ nhà. Điều này có ý nghĩa hai mặt, hội tụ được mục tiêu chung trong việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất.

Một phần của tài liệu TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM (Trang 27 - 30)