IV. Liên hệ Việt Nam
a Quá trình thâm nhập củ MNC sở Việt Nm
Trước khi Việt Nam thực hiện chủ trương «đổi mới» (1986), MNCs đã dần xuất hiện chủ yếu thông qua giao lưu văn hoá, hợp tác phát triển khoa học kỹ thuật. Từ sau năm 1986, tuỳ vào từng giai đoạn, cách thức thâm nhập thị trường của MNCs với mức độ khác nhau, nhưng dù ở dạng thăm dò thị trường sơ khai hay thâm nhập bằng 100% vốn chủ sở hữu thì MNCs cũng phải trải qua quá trình tìm hiểu, thử nghiệm bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể là trực tiếp hay gián tiếp qua các tổ chức hay liên minh khối (ví dụ: EC). Loại hình của các Công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam
Các Công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam phần lớn đều thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xét trên chỉ tiêu về quy mô vốn, trình độ công nghệ, phạm vi ảnh hưởng trên thị trường thế giới… thì Việt Nam còn quá ít MNCs lớn. Ngoài 106 tập đoàn đa quốc gia trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới - theo xếp hạng của tạp chí Fortune năm 2006, với 214 dự án, 11,09 tỷ USD vốn đăng ký và 8,59 tỷ USD vốn thực hiện2 (vốn đăng ký trung bình 50 triệu USD/dự án), còn lại phần lớn FDI do trên 400 MNCs không nằm trong danh sách 500 MNCs lớn nhất thế giới đầu tư vốn dưới 20 triệu USD/dự án. Trong khi dựa trên quy mô của các dự án để đánh giá loại hình MNCs, thì lượng vốn đầu tư nhỏ hơn 20 triệu USD/dự án, MNCs đó được xếp vào dạng vừa và nhỏ trên thế giới.
Lĩnh vực thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia tại Việt Nam
MNCs tham gia hầu hết vào các ngành của nền kinh tế: công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa và khách sạn du lịch được coi là các lĩnh vực hấp dẫn và thu hút nhiều MNCs nhất. Ngoài ra, lĩnh vực công nghiệp phân phối hàng tiêu dùng, tài chính - ngân hàng, chế biến nông- lâm-hải sản…cũng được các MNC rất quan tâm đầu tư.